Powered By Blogger
Hiển thị các bài đăng có nhãn am-nhac. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn am-nhac. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2020

Buồn và Y Vân

Kim Anh và “Buồn”
Ca sĩ Kim Anh đã kể về bước đầu đến với âm nhạc: “Tôi đến với ca hát khá ngẫu nhiên và xuất phát điểm ca hát của tôi cũng là ở trời Tây chứ không phải ở Việt Nam. Tôi gốc người Hoa, sinh ra và lớn lên ở cù lao Ông Chưởng (An Giang). Hồi nhỏ, tôi nổi tiếng thông minh và quậy phá. Năm 1969, tôi được một học bổng qua Mỹ học về kế toán. Đầu tháng 5-1975, tôi gặp một người Mỹ gốc Hoa, là chủ nhà hàng lớn Empress ở Wasington DC, nhờ tôi làm thông dịch tiếng Việt cho một số anh chị em nghệ sĩ, cũng là một ban nhạc vừa di tản từ Việt Nam sang sau khi Sài Gòn thay đổi.

Hàng ngày, tiếp xúc với ban nhạc, thấy tôi cũng nghêu ngao thì họ bảo, cứ hát chơi một bài. Tôi hát, ban nhạc họ rất thích. Từ đó tôi trở thành ca sĩ nữ duy nhất của ban nhạc hát hàng đêm tại nhà hàng. Năm 1977, có một người bạn là ca sĩ ở New York rủ tôi lên New York sống và hát với tư cách là một ca sĩ độc lập. Những năm này tôi hát chủ yếu cho một nhà hàng người Hoa ở New York, hát nhạc Tây lẫn nhạc Hoa nhưng hầu hết là nhạc Hoa. Những bài như “Mùa thu lá bay” hay “Máu nhuộm bến Thượng Hải” tôi đã hát tiếng Hoa trong thời gian này.
Năm 1982, nhà ở Việt Nam nhắn tôi rằng ba tôi sắp mất và trước khi qua đời ông muốn được nghe giọng nói của tôi. Tôi đi thu một băng cassette với 11 bài hát cả lời Việt lẫn lời Hoa gửi về để như an ủi ba được nghe giọng của đứa con từ phương xa, cũng như để nói với ba tôi vẫn giữ gốc gác của mình. Cái khó là thời gian này chủ yếu tôi hát tiếng Anh và tiếng Hoa, với nhạc Việt tôi hoàn toàn lạ lẫm nên thu một cuốn băng cũng chỉ là để ba nghe giọng mình, chứ cũng chẳng nghĩ sẽ đi dài và xa hơn như sau này. Lúc cuốn băng về đến nơi ba đã mất được 3 ngày… Những ngày ba mất, tôi buồn nghe đi nghe lại cuốn băng, chợt chạnh lòng thương phận mình xa xứ, tử biệt sinh ly có thể là những điều gắn chặt. Tôi gửi cho bạn bè một số cuốn băng để tặng, như một sự chia sẻ. Nào ngờ, người nọ chuyền tai người kia, họ gọi cho tôi và mua băng. Tiền gửi về lúc đó cũng rất nhiều. Còn 70 cuốn, lúc đó tôi cũng chẳng biết làm gì. Tôi lái xe qua Trung tâm băng nhạc Thanh Lan, giới thiệu tôi là ca sĩ mới tên là Kim Anh và mong họ mua băng với giá 4 đô la/ cuốn (tiền công thu là 4,25 đô la). Bà chủ còn hỏi: “Kim Anh Ba Con Mèo phải không?”, tôi nói không phải. Tôi đưa 10 cuốn cho bà nghe thử, nếu được thì bà lấy, không thì thôi. Khi tôi đi được 10 cây số, bà lái xe theo và nói có bao nhiêu bán hết cho bà, bà sẽ trả 4,5 đô la/ cuốn. Tôi nổi tiếng với “Mùa thu lá bay” từ đó…”
 Ca khúc “Mùa thu lá bay” đã giúp cho Kim Anh thành danh: https://youtu.be/LBLBMa7Ctcc
Cô đã thành danh từ ca khúc “Mùa thu là bay” nên có biệt danh “Kim Anh, Mùa thu lá bay”, đi trình diễn cùng với các nghệ sĩ Việt Nam ở nhiều nước châu Âu, ở Úc và nhiều tiểu bang của Mỹ, nhưng tai ương đã đến với cô vào năm 1978 như lời kể của cô: “Ngày 8.1.1978, New York có bão tuyết, tất cả xe cộ ngoài đường hầu như không lưu thông được nữa. Đúng lúc đó tôi gặp người hàng xóm đang đỗ xe trong garage và cho tôi đi nhờ về nhà. Khi qua cầu, đúng lúc gặp bão xoáy, xe bị quay rồi va vào thành cầu. Gần 3 năm trời tôi sống trong nhà thương, không một người quen thân bên cạnh, sống chủ yếu nhờ lòng tốt của thiên hạ. Toàn cơ thể tôi lúc đó chi chít vết thương. Chân tay liệt. Đầu vẹo. Mặt chi chít vết khâu, 285 mũi. Lưng cong. Nói chung, nghĩ về cái chết khi đó, tôi còn thấy nhẹ hơn việc nghĩ mình sốnThời gian trong bệnh viện các bác sĩ đã cho tôi dùng thuốc lá và ma túy để quên đi cơn đau. Tôi nghiện là tại tôi, cũng chẳng trách các bác sĩ được. Mình lạm dụng vô ý thức, trở thành một con nghiện. 4 năm trời vật vã với ma túy, bao nhiêu tiền làm ra, vừa hỗ trợ gia đình khi ba tôi mất, còn bao nhiêu tôi nướng hết vào ma túy. Rồi các fan, họ cũng thể hiện lòng hâm mộ bằng việc tặng tôi…ma túy.
Năm 1984, sau một cơn sốc, tôi tỉnh dậy và tự nhủ, không thể thế này mãi được. Một là chết, hai là sống. Bĩ cực đau đớn mình đã chiến đấu để giành quyền được sống, nay sống như thế này thì thà chết còn hơn. Tôi quyết đi Pháp cai. Tôi ôm bọc ma túy đi lang thang và tìm đến một nghĩa trang quân đội ở miền Đông nước Pháp, quyết sống tách biệt để thử sức chịu đựng. Tôi được gia đình người quản trang cho ở lại, họ không hề biết tôi nghiện mà chỉ biết tôi đến xin một việc để làm. Tôi vào toilet, đổ bọc ma túy xuống bồn cầu và giật nước. Rồi tôi ôm lấy bồn cầu ngồi khóc, như thể lần này mình không thể sống nữa. Sau 8 tháng, tôi từ bỏ ma túy mà không cần một viên thuốc…”

Sau khi thoát ra khỏi tình trạng nghiện ngập, có đã hồi sinh trong hoạt động nghệ thuật như lời cô: “Không hát, cuộc sống rơi vào cơ cực, nên năm 2005, tôi xin đi hát trở lại. Tôi gọi cho Trúc Hồ nói tôi đã thực sự mệt mỏi, muốn lấy một só hình ảnh trong cuốn băng cũ làm băng, rồi lên sân khấu trở lại. Nhạc sĩ Anh Bằng nói, ai chứ Kim Anh thì nên giúp nó. Khán giả lúc này không ít người nghĩ tôi bê tha nghiện ngập nên cũng không muốn gần. Tôi lấy mọi can đảm để hát. Bộ trang phục cũ, nhưng hợp với bài hát, và giọng hát vẫn còn đủ độ say nên khán giả lại thương tôi trở lại như năm nào. Và bây giờ, trong nghệ thuật, tôi đang hồi sinh…”
Cuộc đời có nhiều thăng trầm và nhiều khổ đau như vậy nên Kim Anh đã thể hiện với nhiều cảm xúc ca khúc “Buồn” của nhạc sĩ Y Vân. Năm 1980, những câu thơ của Tạ Ký trong bài thơ “Buồn như” (trong tập thơ “Sầu ở lại” ) đã khơi dậy cảm xúc để nhạc sĩ Y Vân viết ra một ca khúc đượm buồn về một tình yêu không trọn vẹn làm cho “đời luôn cao ngất thương đau”, khiến cho hai kẻ yêu nhau chỉ còn thấy “buồn mỗi ngày buồn hơn”.
Nỗi buồn tràn ngập tâm hồn như những buổi chiều trống vắng ngồi uống rượu một mình, ly rượu vẫn còn đầy nhưng không còn người bạn tri âm nào để chia nhau một chút men say:
“Buồn như ly rượu đầy
Không có ai cùng cạn…”
Buổi chiều thật quạnh hiu như những khi ly rượu đã cạn, không còn men say để lãng quên nỗi buồn chất ngất trong tâm hồn:
”Buồn như ly rượu cạn
Không còn rượu để say…”
Nỗi buồn rã rượi chiều nay không khác gì nỗi sầu thảm của hai kẻ yêu nhau nhưng không thể gặp mặt nhau, hay nỗi bẽ bàng khi hai kẻ yêu nhau được ở bên nhau nhưng chẳng còn tìm thấy niềm vui:
“Buồn như trong một ngày
Hai đứa không gặp mặt
Buồn như khi gặp mặt
Không còn chuyện để vui…”
Tình yêu không trọn vẹn đã đưa hai kẻ yêu nhau lên đỉnh sầu giữa cuộc đời đầy đau thương và hoàn cảnh đầy ngang trái chỉ đem lại bao nỗi đắng cay giết chết lần mòn tình yêu thắm thiết của buổi ban đầu:
“Đôi ta như bước lên đỉnh sầu
Vì đời luôn cao ngất thương đau
Bao lâu ân ái chưa được nhiều
Toàn là cay đắng giết thương yêu…”
Cuối cùng, tình yêu đã đến như lứa hoa nở muộn, nhưng đó lại là tình yêu không trọn vẹn, không thể đem lại cho hai kẻ yêu nhau niềm hạnh phúc tột cùng như những đôi tình nhân khác trên cõi đời này nên nỗi buồn còn mãi qua từng ngày:
“Tình đôi ta thật buồn
Như lứa hoa nở muộn
Tình yêu không trọn vẹn
Buồn mỗi ngày buồn hơn”.
Sưu tầm
Thân mời bạn thưởng thức bản " Buồn" nhé ! 


Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Mặc Thế Nhân và “Em về với người”


Bạn ! 

Mặc Thế Nhân tên thật là Phan Công Thiệt, sinh năm 1939 ở Gò Vấp, Saigon, trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu. Năm 17 tuổi, ông học nhạc lý với các nhạc sĩ Thẩm Oánh, Hùng Lân tại Trường Ca vũ nhạc phổ thông tại Saigon và gia nhập ban Hoa Niên sau khi ra trường. Mặc Thế Nhân đã có lần giải thích vì sao ông lấy bút danh Mặc Thế Nhân, khi viết nhạc: “Xin góp nhặt vài giọt mực với người đời dù đó là sự thầm lặng trong sáng tác (trong tiếng Hán, “mặc” có nghĩa là mực). Chữ Mặc Thế Nhân được giải nghĩa như thế chứ không phải là sự gán ghép cho rằng tôi “mặc kệ người đời”.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Về mái nhà xưa.

Bạn ! 
Thanh Nhàn ít biết Nhạc Tây . Tuy nhiên ông xã Thanh Nhàn khá rành. Ổng nói nhạc sĩ Ernesto de Curtis có sáng tác bản "Torna a Surriento" cho thành phố ông mến yêu.

Hôm nay, qua FaceBook, Thanh Nhàn biết có nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cũng gởi gấm tâm sự của mình về quê nghèo ở Tây Ninh nhưng đầy kỷ niệm qua nhạc phẩm "Về Mái Nhà Xưa".
Chậu hoa kiểng ở " Mái Nhà Nay " của Thanh Nhàn

Nghe bản này, Thanh Nhàn như sống lại tuổi ấu thơ ở vùng quê Bà Điểm đầy thơ mộng và cả chiến tranh ác liệt những năm Thanh Nhàn mới sinh ra đời. 
Bài này ông sáng tác vào đầu thập niên 60.
Mời bạn nghe bài này qua giọng hát Quỳnh Giao. Video này có cả chữ để bạn Karaoke đó.
Hihi ! 
( Bạn có thể vào Danh Sách Phát  trong kênh YouTube của Thanh Nhàn để nghe các bài hát ưa thích khác nhé) 
Thân mến ! 


Thứ Tư, 1 tháng 1, 2020

Trầm Tử Thiêng và “Mùa xuân không đợi”


Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng tên thật là Nguyễn Văn Lợi, sinh năm 1937 tại Đại Lộc, Quảng Nam, học tiểu học và trung học ở quê nhà rồi vào Sàigòn học Trường Sư phạm, tốt nghiệp năm 1958 và bắt đầu đi dạy học. Năm 1958 cũng là năm ông bắt đầu viết nhạc và một trong những nhạc phẩm đầu tay của ông là “Bài hương ca vô tận” đã được nhiều người biết đến qua giọng ca của Thái Thanh. Năm 1966, ông nhập ngũ và viết nhiều bản nhạc về những người lính của Quân lực Việt Nam Cộng hòa như “Quân trường vang tiếng gọi”, “Đêm di hành”, “Mưa trên poncho”, những bản nhạc có tính thời sự như “Chuyện chiếc cầu đã gãy” (1968) nói về chiếc cầu Trường Tiền trên sông Hương bị giật sập vào Tết Mậu Thân và “Tôn nữ còn buồn” (1970) nói về cơn bão tàn phá nhiều tỉnh của miền Nam và những tình khúc như "Mộng sầu", "Tưởng niệm", "Đưa em vào hạ"...

Ông làm việc trong ngành phát thanh học đường từ năm 1970 cho tới tháng 4 năm 1975 và bị kẹt lại trong nước suốt 10 năm nên đã có những cảm xúc và chất liệu để viết nhiều bản nhạc thể hiện tâm tình của người dân miền Nam sau năm 1975.

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

Quốc Dũng và “Em đã thấy mùa xuân chưa”


Nhạc sĩ Quốc Dũng sinh năm 1951 tại Thái Lan, hồi hương về Việt Nam, học tại Trường Quốc gia Âm nhạc ở Sàigòn và học thanh nhạc với ca sĩ Duy Khánh . Anh tốt nghiệp thủ khoa môn nhạc pháp Tây phương rồi tiếp tục học khoa Báo chí tại Viện Đại học Vạn Hạnh.
Anh thuộc thế hệ nhạc sĩ sáng tác nhạc trẻ đầu tiên ở miền Nam và còn là diễn viên, nhạc công sử dụng nhiều nhạc cụ như mandolin, guitar, piano, trống, bass, keyboard, organ...


Quốc Dũng từng được nhạc sĩ Phạm Duy đánh giá là “một tài năng hiếm có của âm nhạc Việt Nam”. Rất nổi tiếng với nhiều ca khúc và có tài biểu diễn, dàn dựng tổ chức thu âm, nhưng Quốc Dũng chưa bao giờ là Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Anh nói: “Với hàng trăm bài hát được biểu diễn, mọi người đều biết tôi là nhạc sĩ rồi và với tôi như thế là đủ”.
Nhà thơ Du Tử Lê có nhận định về những đóng góp của nhạc sĩ Quốc Dũng cho nền tân nhạc miền Nam từ đầu thập niên 1970: “Đầu thập niên 1970, nền tân nhạc miền Nam đã ghi nhận được sự xuất hiện sung mãn của một luồng gió mới. Đó là sự bùng nổ của phong trào nhạc được gọi là “Nhạc trẻ”. Phong trào nhạc trẻ du nhập từ Tây phương bởi một số ca sĩ, nhạc sĩ trẻ. Họ chủ trương “thay máu” cho dòng tân nhạc miền Nam ở giai đoạn vẫn còn nhiều dấu ấn của dòng nhạc lãng mạn thời tiền chiến..."
Vào thời kỳ Quốc Dũng nỗ lực "thay máu" cho nền tân nhạc Việt Nam, anh đã kết hợp với nữ ca sĩ Thanh Mai thành một đôi song ca nổi tiếng, trình bày nhiều nhạc phẩm do chính anh hoặc do các nhạc sĩ cùng thời sáng tác. 

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019

Từ Vũ và bài hát Gái Xuân


Từ Vũ và “Gái xuân”
Từ Vũ tên thật là Trần Đỗ Lộc, sinh năm 1932 tại Thường Tín, Hà Tây, năm 1950 theo gia đình vào Nam sinh sống. Một buổi chiều lang thang trên đường Catinat (đường Tự Do sau này), ông ghé vào một nhà sách gần Passage Eden và tình cờ tìm được cuốn sách dạy nhạc lý "L' art de la compositon musicale" (Nghệ thuật sáng tác âm nhạc). Ông mua ngay, đem về nhà say mê tự học đêm ngày và dần dần nắm vững căn bản sáng tác ca khúc.

Mối tình đầu của ông với một cô gái miền Nam đã tan vỡ vì bị gia đình cô cấm cản. Rồi mối tình thứ hai cũng không thành: người yêu lần này là cô bạn gái cùng lớp, hai người yêu nhau một thời gian, nhưng cuối cùng phải chia tay nhau vì cô ra nước ngoài du học. 

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

Cánh thiệp đầu Xuân


Minh Kỳ và “Cánh thiệp đầu xuân”
Nhạc sĩ Minh Kỳ sinh năm 1930, tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, là cháu đời thứ năm của hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Kiền và là người con duy nhất của một gia đình khá giả thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn ở Nha Trang.
Ông trải qua thời thơ ấu và thời thanh niên tại Nha Trang nên có nhiều kỷ niệm với thành phồ miền duyên hải này. Năm 1959, 7 năm sau khi lập gia đình, ông chuyển vào Sàigòn hoạt động văn nghệ, sáng tác những nhạc phẩm phù hợp với thị hiếu của đại chúng và kết hợp với nhạc sĩ Lê Dinh và nhạc sĩ Anh Bằng, cho ra mắt những nhạc phẩm để giới thiệu trên làn sóng Đài phát thanh hay những chương trình ca nhạc của các hãng đĩa.
N/s Mình Kỳ ( Phải) & N/s Hoài Linh 

Khi cuộc chiến leo thang, ông không vào quân đội mà gia nhập lực lượng cảnh sát, đến năm 1975 mang cấp bậc đại úy nên sau ngày 30 tháng 4 phải đi học tập cải tạo ở Trại An Dưỡng, Biên Hòa. Khuya ngày

Nhớ chiều xuận.

Nguyễn Văn Đông và “Nhớ một chiều xuân”
Nguyễn Văn Đông sinh năm 1932 tại Saigon, nguyên quán ở Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, thuở nhỏ học tiểu học và trung học đệ nhất cấp ở Đakao (Saigon). Vào những ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khi đất nước có những biến động lớn lao, gia đình ông bị liệt vào thành phần địa chủ nên lâm vào cảnh khuynh gia bại sản và ly tán. Sau khi trường trung học ở Đakao đóng cửa, ông tự ý xin theo học trường Thiếu sinh quân Việt Nam, trường võ bị đầu tiên và lâu đời nhất của Việt Nam, nơi đào tạo nhiều tướng lãnh tài ba của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Ông đã học 5 năm ở ngôi trường này, được học nhạc và văn hóa với những giáo sư người Pháp vốn là những giảng viên của Viện Âm Nhạc quốc gia Pháp. Khi 
Nhạc Sỹ Nguyễn Văn Đông

mới 15 tuổi, ông đã là một thành viên của ban quân nhạc thiếu niên như lời kể của ông: “Trường Thiếu sinh quân có riêng một đoàn quân nhạc trên 40 người có tầm vóc của người lớn, nhưng lại do chính những thiếu sinh qưân chưa quá 16 tuổi đời cử hành nhạc và do một nhạc trưởng người Pháp chỉ huy”. Khi tham gia đoàn quân nhạc này, ông đã sử dụng thành thạo nhiều nhạc cụ như kèm trumpet, trống, đàn madoline và đàn guitar Hawaii, có dịp học sáng tác với những giáo sư người Pháp và viết được những ca khúc đầu tiên khi mới 16 tuổi như “Thiếu sinh quân hành khúc”, “Tạm biệt mùa hè”…
Sau khi tốt nghiệp Trường Thiếu sinh quân Vũng Tàu, ông theo học Trường Võ bị sĩ quan Vũng Tàu, tốt nghiệp năm 1952 với cấp bậc thiếu úy, rồi theo học tại Trường Võ bị Đà Lạt. Sau khi tốt nghiệp Trường Võ bị Đà Lạt vào năm 1953, ông về giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng ở Trường Chiến thuật tại Hà Nội. Trong 2 năm 1955 và 1956, ông phục vụ tại Phân khu Đồng Tháp Mười với chức vụ trưởng Phòng Hành quân. Vào thời gian này, ông kiêm nhiệm thêm chức vụ trưởng phòng 3 của Chiến khu Đồng Tháp Mười do đại tá Nguyễn Văn Là làm chỉ huy trưởng, tham gia chiến dịch Thoại Ngọc Hầu do thiếu tướng Dương Văn Minh chỉ huy. Bên cạnh việc sáng tác nhạc, ông cũng chú trọng đến việc tổ chức những chương trình văn nghệ, đứng ra thành lập đoàn văn nghệ Vì Dân. Năm 1958, ông là trưởng ban Tíếng Thời Gian của Đài phát thanh Saigon, quy tụ nhiều giọng ca nổi tiếng như Lệ Thanh, Hà Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Mạnh Phát, Quách Đàm, Anh Ngọc… Từ cấp bậc thiếu úy, ông thăng dần lên cấp bậc đại tá cho tới năm 1975 nên sau ngày 30 tháng 4 phải đi học tập cải tạo suốt 10 năm.
Nguyễn Văn Đông bắt đầu sáng tác nhạc khi đất nước đang có chiến tranh nên những nhạc phẩm đầu tay như “Súng đàn”, “Lên đường”, “Vui ra đi” là những ca khúc về người lính được phổ biến rất hạn chế. Mãi đến năm 1956, ông mới được nhiều người biết đến khi những ca khúc như “Phiên gác đêm xuân”, “Sắc hoa màu nhớ”, “Chiều mưa biên giới” và “Mấy dặm sơn khê” lần lượt ra mắt, trong đó 2 ca khúc nổi tiếng nhất là “Chiều mưa biên giới” và “Mấy dặm sơn khê” bị Bộ Thông tin cấm phổ biến vào năm 1961 vì ca từ được cho là ủy mị, thể hiện tinh thần phản chiến.
Tuy nhiên Nguyễn Văn Đông không chỉ có những nhạc phẩm viết về người lính mà còn có những bản tình ca như “Cung thương ngày cũ”, “Nếu có em bên anh”, “Tình đầu xót xa”, “Xa người mình yêu”, "Niềm đau dĩ vãng" ký tên Phượng Linh và “Nhớ một chiều xuân” sáng tác năm 1957, khi ông theo học khóa chỉ huy và tham mưu tại bang Hawaii của Mỹ. “Nhớ một chiều xuân” là ca khúc gắn liền với tên tuổi của nữ ca sĩ Hà Thanh.
NHỚ MỘT CHIỀU XUÂN
Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người
Chạnh lòng tôi khơi bao niềm nhớ
Người nơi xa xăm phương trời ấy
Người còn buồn còn thương còn nhớ
Nắng phai rồi em ơi !
Chiều xuân có một người ngơ ngác đi tìm
Một tình thương nơi phương trời cũ
Chiều nay hoa xuân bay nhiều quá
Chiều tàn dần phai trên ngàn lá
Tìm đâu bóng hình ai ?
Người về còn nhớ khúc hát
Người yêu dấu bên bờ thành Vienne
Lòng này còn quyến luyến mãi
Đêm xuân dài mà đâu có hay
Chiều nay có một loài hoa vỡ bên trời
Đợi mùa xuân sang tô màu nhớ
Dừng chân trông hoa xuân hồng thắm
Buồn tìm về tình ai đằm thắm
Giờ vun vút trời mây . . .
Sưu Tầm.
Cuối cùng mời bạn nghe bản này qua giọng hát Hà Thanh nhé ! 

 

Subscribe to our Newsletter

'#'