Powered By Blogger

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

HOA HỒNG _VALENTINE

Chiếc xe khách dừng đỗ lại bên đường Trần Hưng Đạo thành phố Phan Thiết. Tôi bước xuống xe. Để tránh ánh nắng chiều đang rọi thẳng vào mặt, tôi đi bộ hơn 20 mét tới bóng cây râm mát ven đường kế bên. Bên lề, một cô gái đang ngồi với hai thùng đầy ấp hoa hồng đỏ thắm. Thấy tôi bước tới gần cô gái ngẩng đầu lên cất tiếng mời:

- Mua hoa tặng người yêu đi anh.
- Hôm nay là ngày gì mà mua hoa tặng người yêu hả em? Tôi hỏi lại
- Anh không nhớ à. Hôm nay ngày Valentine, ngày Lễ tình yêu đó anh.
Đúng là mình đú thật. Hôm qua chuẩn bị hành lý để ngày mai trở lại cơ quan . Bà xã có hỏi " Mai anh đi hở " tôi chỉ ậm ừ trong miệng mà quên để ý cô ta có vẻ buồn. Cô ấy nhìn tôi muốn nói điều gì nhưng thấy tôi im lặng quá nên lại thôi. Bây giờ tôi mới nhận ra điều cô ấy muốn nói. Ngày mai là ngày Lễ tình yêu Valentine. Mình thật là thằng vô tâm!

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

Phân biệt tinh dầu (1)

Bạn ! 

Bài viết ngắn sau, Thanh Nhàn sẽ chia sẻ với bạn cách phận biệt tinh dầu Nguyên Chất


  1. Đầu tiên là màu sắc: .Tinh dầu thông thường chỉ có hai màu: Một Trong Suốt ( không màu) . Hai là màu vàng nhạt. 

  1. Độ sánh ( độ nhớt). Nếu quan sát Thật Kỹ khi nghiêng hai chai thủy tinh trong suốt, một chứa tinh dầu, một chứa nước, bạn sẽ thấy tinh dầu có độ sánh ( nhớt) cao hơn nước một chút
  2. Ngửi mùi. Vì tinh dầu nguồn gốc thiên nhiên nên khi ngửi dù nhiều , bạn vẫn thấy dễ chịu, khoan khoái, êm dịu, không bốc. Ngược lại, nếu tinh dầu có pha hóa chất, hoặc cồn thì mùi rất " sốc", gây khó chịu, thậm chí có thể gây buồn nôn.
  3. Khi bạn cho tinh dầu nguyên chất vào nước. Nếu nguyên chất, tinh dầu sẽ không tan và hình thành lớp váng trên mặt nước. Nếu bạn lắc mạnh hoặc ngoáy ( như trong video dưới)  hỗn hợp nước và tinh dầu sẽ hơi đục, song khi ngừng một chút để yên một thời gian ngắn thì tinh dầu sẽ từ từ nổi lên mặt nước và nước trong trở lại như ban đầu.
  4. Khi cho tinh dầu vào tủ lạnh, tinh dầu nguyên chất sẽ không bị đông cứng. 
  Để chi tiết hơn, bạn dành hơn hai phút coi video sau nhé ! ( Tinh dầu Thanh Nhàn thử trong video là tinh dầu Sả Chanh

Thân mến ! 



Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2020

Tinh dầu Tràm và dịch sốt viêm phổi Corona

Bạn ! 

Như bài viết về công dụng đã đăng, tinh dầu Tràm có tác dụng sát khuẩn mạnh. Vì vậy, vừa qua Sở Y Tế TP. HCM có hướng dẫn nhỏ tinh dầu Tràm lên khẩu trang để ngăn ngừa.




Còn về tác dụng: Ý kiến của Thanh Nhàn cũng giống như của các chuyên gia y tế

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

Bảo quản tinh dầu.

Bạn ! 

Như bạn đã đọc qua bài viết này , tinh dầu là chất lỏng Luôn Luôn Bay Hơi.  Vì thế,  trong thiên nhiên, ngoài trời, tùy theo loại cây trồng, bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp mùi tinh dầu. 

Vì vậy, viêc bảo quản tinh dầu Rất Quan Trọng.

Tinh dầu cũng giống như các sản phẩm khác, việc bảo quản cũng phụ thuộc loại tinh dầu vì hoat tính, tính chất của từng loại khác nhau.





  1. Điểm chung: 
  • Tinh dầu rất dễ bị ô xy hóa ( và không thể tránh tuyệt đối quá trình ô xy hóa ) nên tuyệt đối tránh ánh sáng gay gắt.
  • Tinh dầu do dễ bay hơi nên tuyệt đối tránh nhiệt độ cao 
  • Do tinh dầu rất nóng, nên tuyệt đối không để vô mắt và để xa tầm tay của trẻ nhỏ.
     2. Điểm riêng biệt: Các loại tinh dầu ( hệ mùi nhẹ) như cam ngọt, chanh, ngọc lan, oải hương rất dễ bị ô xy hóa bởi nhiệt độ và ánh sáng. 

Ngược lại, các tinh dầu ( hệ nặng) như vỏ quế, tràm, sả thì khó bị hơn. 

Và bây giờ mời bạn coi một video về cách bảo quản dầu dừa ( còn có tên khác là dầu nền) 




Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

Cây Bạc Hà (1)

Bạc hà là loại cây thân thảo sống lâu năm. Loại thân thẳng đứng có thể cao tới 80 cm, thân vuông, có lông ngắn mọc quanh thân. 

Lá bạc hà mọc đối xứng, hình thon dài, dài 3 – 5 cm, rộng 2 – 3 cm, cuống dài 0,5 – 1 cm, mép lá có răng cưa, trên lá có lông tơ nhỏ. 
Hoa mọc từ nách lá, màu trắng, tím hoặc hồng nhạt, cánh hoa hình môi.
Kế tiếp là loại bạc hà thân mọc lan ngầm ( dưới mặt đất) mang rễ bò lan. 
Ở hai loại cây bạc hà trên đều có lông giúp che chở các bộ phận cây và...tiết ra tinh dầu tỏa mùi tinh dầu bạc hà ra không khí môi trường xung quanh.


Lá bạc hà 

Có một điều hết sức quan trọng là lá bạc hà rất giống lá rau húng lủi ( và nhiều loại lá húng khác)  là loại rau thơm trong bữa ăn hàng ngày.


Lá húng lủi 
cây bạc hà khá dễ trồng, bạn tham khảo hai video sau nhé ! 






Hy vọng, bạn đã biết thêm vài điều hay về cây bạc hà và có thể tự trồng để tự phục vụ bản thân mình và Gia Đình. 

Thân mến ! 





Thứ Tư, 1 tháng 1, 2020

Trầm Tử Thiêng và “Mùa xuân không đợi”


Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng tên thật là Nguyễn Văn Lợi, sinh năm 1937 tại Đại Lộc, Quảng Nam, học tiểu học và trung học ở quê nhà rồi vào Sàigòn học Trường Sư phạm, tốt nghiệp năm 1958 và bắt đầu đi dạy học. Năm 1958 cũng là năm ông bắt đầu viết nhạc và một trong những nhạc phẩm đầu tay của ông là “Bài hương ca vô tận” đã được nhiều người biết đến qua giọng ca của Thái Thanh. Năm 1966, ông nhập ngũ và viết nhiều bản nhạc về những người lính của Quân lực Việt Nam Cộng hòa như “Quân trường vang tiếng gọi”, “Đêm di hành”, “Mưa trên poncho”, những bản nhạc có tính thời sự như “Chuyện chiếc cầu đã gãy” (1968) nói về chiếc cầu Trường Tiền trên sông Hương bị giật sập vào Tết Mậu Thân và “Tôn nữ còn buồn” (1970) nói về cơn bão tàn phá nhiều tỉnh của miền Nam và những tình khúc như "Mộng sầu", "Tưởng niệm", "Đưa em vào hạ"...

Ông làm việc trong ngành phát thanh học đường từ năm 1970 cho tới tháng 4 năm 1975 và bị kẹt lại trong nước suốt 10 năm nên đã có những cảm xúc và chất liệu để viết nhiều bản nhạc thể hiện tâm tình của người dân miền Nam sau năm 1975.

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

Quốc Dũng và “Em đã thấy mùa xuân chưa”


Nhạc sĩ Quốc Dũng sinh năm 1951 tại Thái Lan, hồi hương về Việt Nam, học tại Trường Quốc gia Âm nhạc ở Sàigòn và học thanh nhạc với ca sĩ Duy Khánh . Anh tốt nghiệp thủ khoa môn nhạc pháp Tây phương rồi tiếp tục học khoa Báo chí tại Viện Đại học Vạn Hạnh.
Anh thuộc thế hệ nhạc sĩ sáng tác nhạc trẻ đầu tiên ở miền Nam và còn là diễn viên, nhạc công sử dụng nhiều nhạc cụ như mandolin, guitar, piano, trống, bass, keyboard, organ...


Quốc Dũng từng được nhạc sĩ Phạm Duy đánh giá là “một tài năng hiếm có của âm nhạc Việt Nam”. Rất nổi tiếng với nhiều ca khúc và có tài biểu diễn, dàn dựng tổ chức thu âm, nhưng Quốc Dũng chưa bao giờ là Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Anh nói: “Với hàng trăm bài hát được biểu diễn, mọi người đều biết tôi là nhạc sĩ rồi và với tôi như thế là đủ”.
Nhà thơ Du Tử Lê có nhận định về những đóng góp của nhạc sĩ Quốc Dũng cho nền tân nhạc miền Nam từ đầu thập niên 1970: “Đầu thập niên 1970, nền tân nhạc miền Nam đã ghi nhận được sự xuất hiện sung mãn của một luồng gió mới. Đó là sự bùng nổ của phong trào nhạc được gọi là “Nhạc trẻ”. Phong trào nhạc trẻ du nhập từ Tây phương bởi một số ca sĩ, nhạc sĩ trẻ. Họ chủ trương “thay máu” cho dòng tân nhạc miền Nam ở giai đoạn vẫn còn nhiều dấu ấn của dòng nhạc lãng mạn thời tiền chiến..."
Vào thời kỳ Quốc Dũng nỗ lực "thay máu" cho nền tân nhạc Việt Nam, anh đã kết hợp với nữ ca sĩ Thanh Mai thành một đôi song ca nổi tiếng, trình bày nhiều nhạc phẩm do chính anh hoặc do các nhạc sĩ cùng thời sáng tác. 

 

Subscribe to our Newsletter

'#'