Hình như bây giờ ở đồng bằng người ta chẳng còn thấy con đom đóm nữa.
Hồi bé về quê ngoại ở Quán Gánh, cách trung tâm Hồ Gươm của Hà Nội có mười mấy cây số, tôi thấy đom đóm bay có lúc cả chục con trong vườn nhà bà ngoại.
Tôi thích lắm, tôi nghe chuyện Trạng bắt đom đóm làm đèn học và cứ nhìn thấy đom đóm là tôi liên tưởng đến những nhà bác học thông thái.
Mẹ tôi bán dép rong ven Hồ Gươm, từ đoạn hàng Dầu cho đến đoạn bưu điện Bờ Hồ. Tôi đi đưa cơm cho mẹ, hay chạy sang bên ven hồ chơi. Chỗ có cây chín gốc, mà mãi sau này người ta gọi nó một cái tên quý phái là Lộc Vừng.
Ở cạnh cây chín gốc có một bãi đất phẳng, nhẵn thín. Ở đó có một ông mù ngồi hát xin tiền. Ông đánh đàn ghi ta và hát những bài nhạc vàng. Lạ thật, chẳng biết tầm năm 1981 dòng nhạc ấy có bị cấm hay không. Hoặc người ta kệ ông hát kiếm tiền. Ông mù hàng ngày ngồi đó dạo đàn, khi nào thấy có người thì ông hát.
Ông hát bài Đêm Buồn Tỉnh Lẻ và bài Đom Đóm.
Đó là hai bài tôi nhớ nhất, bài Đêm Buồn Tỉnh Lẻ nhiều nhà có đài Akai vẫn bật, nên tôi nhớ được. Bài Đom Đóm thì nhớ bởi vì những con đom đóm vốn dĩ đã ấn tượng với tôi như kể trên.
Thế rồi chả mấy chốc đến lúc tôi đến tuổi đi lính, cũng rơi vào một đêm ôm súng canh gác bờ ao. Tức gác cái ao vì sợ bọn trộm cá ở mấy làng ven đó. Ven bờ ao thấp thoáng bóng những đốm sáng lập lờ bay. Thật đúng như lời bài hát.
- Tiền đồn ven biên, anh vừa lên phiên đổi gác. Từng bầy đom đóm, như thắp sáng kỷ niệm hai chúng ta...
Tuy tiền đồn của tôi là ven ao, và bọn địch là những thằng trộm cá, khẩu CKC của tôi không có đạn mà chỉ lưỡi lê và tôi chẳng có kỷ niệm với em gái nào cả. Thế nhưng tôi thả hồn về tuổi thơ ở ngôi nhà tranh của bà ngoại, khiến phiên gác đi qua cũng nhanh.
Năm 2016 tức đã 35 năm kể từ khi đưa cơm cho mẹ, nghe chùa ông mù hát bài Đom Đóm bên Hồ Gươm, ở nước ngoài trong một đêm mưa lâm thâm như đêm nay, tôi nghe bài Đom Đóm.
Bài hát do ca sĩ Giao Linh thể hiện.
Nhưng đoạn tiền đồn ven biên anh vừa lên phiên đổi gác đã được thay thế bằng'' một chiều tha hương, bên đường cô đơn dừng bước ''.
Nghe thấy hay, hợp với cảnh mình đang tha hương xứ người. Bây giờ còn có tình xưa mà ngẫm nữa chứ. Hợp quá đi.
Nhưng mà ngẫm một lúc thấy nó gợn cấn thế nào. Hoàn cảnh chinh chiến một người trai phải lao vào trận chiến nó khác với một người tha phương rất nhiều chứ. Tha phương thì có tỉ loại tha phương, ham giàu sang, đi học hỏi kiến thức nghề nghiệp,ham cuộc sống mới mà đi, tóm lại đi để đổi đời mình. Còn đi chiến trận ý nghĩa khác nhiều, chẳng người chiến sĩ nào hăng hái vác súng đi trận để cuộc đời cá nhân mình thay đổi cả.
Sự thay đổi chỉ một câu khiến bài hát trở thành lạc lõng và tầm thường.
Đi lính trận có tuỳ tiện mà bỏ về cưới người yêu được không? Không thể nào, thế nên đó mới là ước mơ làm lên cái hồn của bài hát.
Ông đi tha phương là đi đâu? Nói như bây giờ là đi tỉnh xa, hoặc đi tây. Ông có về được không? có gì mà không về được, vài triệu tàu xe nếu ông ở trong nước hoặc dăm trăm, một nghìn usd tiềnvé máy bay nếu ông ở nước ngoài.
Đơn giản có thế. Không về được với người yêu mà phải viết thành bài hát thì nghe nó bi kịch hoá sự việc quá. Còn ông lưu vong tị nạn ư, thế thì ông đã có giấy tờ ngon lành hơn bao người khác, ông chỉ việc mời em người yêu sang chơi và đăng ký kết hôn là xong, đôi lứa bên nhau. Làm gì mà tâm trạng đến mức viết thành một bài hát. Nếu có tâm trạng thì phải là bài '' tôi đã lầm đưa em sang đây hay tôi đã lầm theo anh sang đây ''.
Tác giả bài Đom Đóm là một quân nhân, cố đại tá nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Sự thay đổi lời của bài hát khiến cho bài hát mất đi cái ý nghĩa của nội dung bài hát mà tác giả gửi gắm. Khiến người nghe nhầm từ tâm trạng của một người lính thời chiến trở thành tâm trạng của một ông tha phương cầu thực, mộng làm giàu, mộng đổi đời.
Nhiều người nói phải biết ơn ca sĩ , họ phải sửa lời để bài hát còn được sống.
Đây là thời của đủ loại công nghệ tin học, chẳng cần sân khấu thì những bài hát bất hủ vẫn được người ta tìm đến nghe qua đủ phương tiện. Các ca sĩ hát vì sự tồn tại của bản thân mình, chứ chẳng phải vì trân trọng gì tác giả. Nói trắng thế cho nhanh.
Ông hát rong mù, giữa thủ đô Hà Nội những năm đầu thập kỷ 80, sự kiểm duyệt văn hoá còn ghê sợ hơn, nhưng ông vẫn hát nguyên lời.
Các bạn là ca sĩ có danh, đừng vì chút tiền mà biến tấu lời bài hát, làm cho nội dung bài hát, nỗi niềm của tác giả bị sai lệch đi đến độ tầm thường.
Có bạn thanh minh rằng Giao Linh hát bài đó, lúc đó nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông còn sống, như thế là được sự đồng tình của tác giả. Thế các bạn có nghĩ sau đó ít lâu, cô bé Quỳnh Như 14 tuổi hát trong chương trình Solo cùng Bolero trên đài Truyền Hình Vĩnh Long.
- chiều chiều ven biên, bên đường cô đơn dừng bước..
Cô bé xin phép tác giả khi nào, hay là cô thấy bà Giao Linh trước đó đã sửa được lời, thì cô cũng sửa theo ý mình muốn.
Cứ theo đà này, có ngày sẽ thành
- Họp bàn luận cương, anh thường suy tư, nghiền ngẫm. Nhìn bầy đom đóm, anh bỗng nhớ đến ngày làm đoàn viên.....Ngày xa xưa anh thường nghe đài nói, nếu không vào đoàn thì ơi em ơi vào đâu...
Sưu tầm
Mời bạn vô video dưới để nghe bài hát này nhé !
Thân mến !
Hồi bé về quê ngoại ở Quán Gánh, cách trung tâm Hồ Gươm của Hà Nội có mười mấy cây số, tôi thấy đom đóm bay có lúc cả chục con trong vườn nhà bà ngoại.
Tôi thích lắm, tôi nghe chuyện Trạng bắt đom đóm làm đèn học và cứ nhìn thấy đom đóm là tôi liên tưởng đến những nhà bác học thông thái.
Mẹ tôi bán dép rong ven Hồ Gươm, từ đoạn hàng Dầu cho đến đoạn bưu điện Bờ Hồ. Tôi đi đưa cơm cho mẹ, hay chạy sang bên ven hồ chơi. Chỗ có cây chín gốc, mà mãi sau này người ta gọi nó một cái tên quý phái là Lộc Vừng.
Ở cạnh cây chín gốc có một bãi đất phẳng, nhẵn thín. Ở đó có một ông mù ngồi hát xin tiền. Ông đánh đàn ghi ta và hát những bài nhạc vàng. Lạ thật, chẳng biết tầm năm 1981 dòng nhạc ấy có bị cấm hay không. Hoặc người ta kệ ông hát kiếm tiền. Ông mù hàng ngày ngồi đó dạo đàn, khi nào thấy có người thì ông hát.
Ông hát bài Đêm Buồn Tỉnh Lẻ và bài Đom Đóm.
Đó là hai bài tôi nhớ nhất, bài Đêm Buồn Tỉnh Lẻ nhiều nhà có đài Akai vẫn bật, nên tôi nhớ được. Bài Đom Đóm thì nhớ bởi vì những con đom đóm vốn dĩ đã ấn tượng với tôi như kể trên.
Thế rồi chả mấy chốc đến lúc tôi đến tuổi đi lính, cũng rơi vào một đêm ôm súng canh gác bờ ao. Tức gác cái ao vì sợ bọn trộm cá ở mấy làng ven đó. Ven bờ ao thấp thoáng bóng những đốm sáng lập lờ bay. Thật đúng như lời bài hát.
- Tiền đồn ven biên, anh vừa lên phiên đổi gác. Từng bầy đom đóm, như thắp sáng kỷ niệm hai chúng ta...
Tuy tiền đồn của tôi là ven ao, và bọn địch là những thằng trộm cá, khẩu CKC của tôi không có đạn mà chỉ lưỡi lê và tôi chẳng có kỷ niệm với em gái nào cả. Thế nhưng tôi thả hồn về tuổi thơ ở ngôi nhà tranh của bà ngoại, khiến phiên gác đi qua cũng nhanh.
Năm 2016 tức đã 35 năm kể từ khi đưa cơm cho mẹ, nghe chùa ông mù hát bài Đom Đóm bên Hồ Gươm, ở nước ngoài trong một đêm mưa lâm thâm như đêm nay, tôi nghe bài Đom Đóm.
Bài hát do ca sĩ Giao Linh thể hiện.
Nhưng đoạn tiền đồn ven biên anh vừa lên phiên đổi gác đã được thay thế bằng'' một chiều tha hương, bên đường cô đơn dừng bước ''.
Nghe thấy hay, hợp với cảnh mình đang tha hương xứ người. Bây giờ còn có tình xưa mà ngẫm nữa chứ. Hợp quá đi.
Nhưng mà ngẫm một lúc thấy nó gợn cấn thế nào. Hoàn cảnh chinh chiến một người trai phải lao vào trận chiến nó khác với một người tha phương rất nhiều chứ. Tha phương thì có tỉ loại tha phương, ham giàu sang, đi học hỏi kiến thức nghề nghiệp,ham cuộc sống mới mà đi, tóm lại đi để đổi đời mình. Còn đi chiến trận ý nghĩa khác nhiều, chẳng người chiến sĩ nào hăng hái vác súng đi trận để cuộc đời cá nhân mình thay đổi cả.
Sự thay đổi chỉ một câu khiến bài hát trở thành lạc lõng và tầm thường.
Đi lính trận có tuỳ tiện mà bỏ về cưới người yêu được không? Không thể nào, thế nên đó mới là ước mơ làm lên cái hồn của bài hát.
Ông đi tha phương là đi đâu? Nói như bây giờ là đi tỉnh xa, hoặc đi tây. Ông có về được không? có gì mà không về được, vài triệu tàu xe nếu ông ở trong nước hoặc dăm trăm, một nghìn usd tiềnvé máy bay nếu ông ở nước ngoài.
Đơn giản có thế. Không về được với người yêu mà phải viết thành bài hát thì nghe nó bi kịch hoá sự việc quá. Còn ông lưu vong tị nạn ư, thế thì ông đã có giấy tờ ngon lành hơn bao người khác, ông chỉ việc mời em người yêu sang chơi và đăng ký kết hôn là xong, đôi lứa bên nhau. Làm gì mà tâm trạng đến mức viết thành một bài hát. Nếu có tâm trạng thì phải là bài '' tôi đã lầm đưa em sang đây hay tôi đã lầm theo anh sang đây ''.
Tác giả bài Đom Đóm là một quân nhân, cố đại tá nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Sự thay đổi lời của bài hát khiến cho bài hát mất đi cái ý nghĩa của nội dung bài hát mà tác giả gửi gắm. Khiến người nghe nhầm từ tâm trạng của một người lính thời chiến trở thành tâm trạng của một ông tha phương cầu thực, mộng làm giàu, mộng đổi đời.
Nhiều người nói phải biết ơn ca sĩ , họ phải sửa lời để bài hát còn được sống.
Đây là thời của đủ loại công nghệ tin học, chẳng cần sân khấu thì những bài hát bất hủ vẫn được người ta tìm đến nghe qua đủ phương tiện. Các ca sĩ hát vì sự tồn tại của bản thân mình, chứ chẳng phải vì trân trọng gì tác giả. Nói trắng thế cho nhanh.
Ông hát rong mù, giữa thủ đô Hà Nội những năm đầu thập kỷ 80, sự kiểm duyệt văn hoá còn ghê sợ hơn, nhưng ông vẫn hát nguyên lời.
Các bạn là ca sĩ có danh, đừng vì chút tiền mà biến tấu lời bài hát, làm cho nội dung bài hát, nỗi niềm của tác giả bị sai lệch đi đến độ tầm thường.
Có bạn thanh minh rằng Giao Linh hát bài đó, lúc đó nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông còn sống, như thế là được sự đồng tình của tác giả. Thế các bạn có nghĩ sau đó ít lâu, cô bé Quỳnh Như 14 tuổi hát trong chương trình Solo cùng Bolero trên đài Truyền Hình Vĩnh Long.
- chiều chiều ven biên, bên đường cô đơn dừng bước..
Cô bé xin phép tác giả khi nào, hay là cô thấy bà Giao Linh trước đó đã sửa được lời, thì cô cũng sửa theo ý mình muốn.
Cứ theo đà này, có ngày sẽ thành
- Họp bàn luận cương, anh thường suy tư, nghiền ngẫm. Nhìn bầy đom đóm, anh bỗng nhớ đến ngày làm đoàn viên.....Ngày xa xưa anh thường nghe đài nói, nếu không vào đoàn thì ơi em ơi vào đâu...
Sưu tầm
Mời bạn vô video dưới để nghe bài hát này nhé !
Thân mến !