Powered By Blogger

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

Có một câu chuyện kể rằng:


Xưa có một hành khách bước đơn độc trên chặng đường xa. Khi đã quá mỏi mệt và kiệt quệ, anh nằm xuống và ngủ một giấc ngon lành trên thảm cỏ ven đường. Không lâu sau, một con rắn độc từ trong bụi cỏ chui ra và bò về phía người độc hành này.
Khi con rắn chuẩn bị cắn người khách đang ngủ, bỗng một người đi ngang qua đó, kịp thời đánh chết con rắn độc rồi đi tiếp. Người độc hành vẫn ngủ say sưa mà không hề biết chuyện gì đang diễn ra. Cho đến cuối cuộc đời, anh vẫn không hay biết rằng mình đang sống trong ân huệ của người qua đường vô danh thuở nọ…Có thể vị khách độc hành không hề biết đến ơn cứu mạng ấy, và người qua đường cũng đã quên từ lâu, nhưng sự tình này đều ghi dấu trong Trời Đất.
Lại cũng có chuyện như thế này:
Một hôm, người chồng trở về nhà. Lúc đó trời đã khuya lắm rồi, nhưng chiếc đèn bên hiên nhà vẫn sáng rực, chiếu rọi một đoạn đường phía ngoài ngôi nhà. Anh cho rằng vợ mình ngủ quên, định bụng vào trong nhà tắt đèn, nhưng không ngờ lại bị vợ cản lại. Anh chưa kịp hỏi nguyên do thì chị vợ đã chỉ tay ra ngoài cửa sổ cho chồng nhìn.Ven đường bên ngoài cửa sổ là một chiếc xe ba bánh chở đầy rác. Ngay cạnh đó, một cặp vợ chồng đang ngồi nghỉ dưới ánh đèn ấm áp bên hiên nhà. Họ vừa nói vừa cười, và cùng nhau ăn chút gì đó để lót dạ đêm khuya.Nhìn thấy cặp vợ chồng ấy đang chuyện trò vui vẻ dưới ánh đèn, cả anh và vợ đưa mắt nhìn nhau rồi nhẹ nhàng rút lui. Có lẽ hai vợ chồng người thu gom rác ấy sẽ vĩnh viễn không biết rằng, ở đâu đó trong thành phố này, có một ngọn đèn vẫn hàng đêm vì họ mà thắp sáng.Và bạn thấy đấy, có những sự giúp đỡ diễn ra trong âm thầm và lặng lẽ. Vậy cớ sao cứ phải đợi đến khi mắt thấy, tai nghe rồi chúng ta mới biết ơn trong lòng?Bởi vì, có những “cho đi” không bao giờ mong chờ bạn đền đáp. Có những “giúp đỡ” không bao giờ chờ bạn nói “Cảm ơn!”
Vì vậy, hãy cứ biết ơn cuộc đời này và hãy dùng lòng cảm ơn để đối đãi với tất cả mọi người xung quanh bạn.
Nguồn và ảnh sưu tầm

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2020

Ý nghĩa hình ảnh trên hộp đựng sản phẩm

Bạn !

Trân trọng giới thiệu, giải thích  cùng bạn ý nghĩa các chi tiết trên hộp giấy đựng sản phẩm .Hình dưới  là hình bốn măt  hộp giấy đựng chai tinh dầu của Shop Thanh Nhàn.

 Bạn quan sát từ phải qua trái :



  1. Hình đầu tiên ( có vòng tròn màu đỏ, góc dưới phải) là măt trước ( mặt tiền) của hộp. Trên hình từ trên xuống dưới có 3 thành phần:  
  • Trên cùng là dòng chữ " songnhenhang.com" mang tính gợi ý...Song, " songnhenhang.com" khá trùng với địa chỉ Blog Cá Nhân của của Ông Xã : " song-nhe-nhang.blogspot.com".  Nội dung chủ yếu của blog này  là các trải nghiệm cuộc sống từ nhỏ được viết ra liên tục...
  • Chữ " Shop Thanh Nhàn" mang tính giới thiệu và trang trí.
  • Logo : Hình tròn màu đỏ, viền xanh đã được dăng ký tại cục sở hữu trí tuệ  ( 7/2019)
  • Hình cây trúc, viên sỏi và bông hoa gợi cảm giác thư giãn do tinh dầu thiên nhiên mang tới.




     2. Kế tiếp ( hình có vòng tròn màu vàng góc dưới phải) là mặt hông của hộp. Ghi 4 nội dung ngắn gọn :


  • Thành phần 
  • Cách dùng
  • Bảo quản 
  • Chú ý trong sử dụng. 
     3. Hình ở mặt sau của hộp. ( có hình tròm màu xanh góc dưới bên phải ) . Có hình xe hơi ý nói các sản phẩm Tinh Dầu của Thanh Nhàn Kinh doanh có chai dùng cho xe hơi.  Dưới hình là hình em bé trong phòng ngủ  phản ánh việc các sản phẩm tinh dầu có thể dùng cho em bé và cho phòng ngủ bạn. Và dưới cùng là địa chỉ Blog Này.

     4. Ở giữa trung tâm  hình tròn đỏ là Logo đã được Thanh Nhàn đăng ký với Cục Sở Hữu Trí Tuệ Quốc Gia. 
Phía dưới là hình cây trúc, hòn sỏi và bông hoa tương trưng cho trạng thái thư giãn thoải mái - một trạng thái rất tôt cho sức khỏe do tinh dầu thiên nhiên mang tới cho quý khách hàng. 
    Thân mến ! 

Cây Tràm Gió

Cây Tràm gió phân bố nhiều ở Thừa Thiên Huế và rải rác ở Quảng Bình, Quảng Trị … Cây Tràm gió được dùng làm nguyên chất để chưng cất tinh dầu. Dung môi dầu tràm có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe.



Cây gỗ nhỏ cao đến 7m, vỏ có nhiều mảng mỏng trắng xốp; nhánh nhỏ hơi rủ xuống. Lá có phiến thon dạng lá Tre hoặc dạng lá rộng, dài 7-8cm, rộng 2cm, không lông, gân phụ 3-7. Bông trắng ở ngọn cây dài 3-7cm, đầu cuối tiếp tục mang lá; đài và tràng nhỏ, nhị nhiều trắng, dài 10-12mm. Quả nang nhỏ nằm trong đài.
Hoa Tràm Gió  thật quyến rũ  phải không bạn ? 

Nơi sống và thu hái: Loài cây của Úc châu, truyền bá vào nước ta, thường gặp ở các vùng sác cạn, tiến sâu vào đất liền; cũng được trồng để tạo rừng ở vùng đất phèn và để lấy lá cất tinh dầu. Cây tràm gió phân bố nhiều ở Thừa Thiên Huế và rải rác ở Quảng Bình, Quảng Trị.


Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Hoàng Thi Thơ và “Những ngày thơ mộng”


Hoàng Thi Thơ sinh ngày 1 tháng 7 năm 1929 tại làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ năm 1945, khi còn học trung học tại Huế và Hà Tĩnh. Sau Cách Mạng tháng Tám, ông gia nhập Đoàn Văn nghệ Quảng Trị như một diễn viên ca kịch nhạc do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ban làm trưởng đoàn. Đến tháng 8 năm 1946, ông trở lại Huế để tiếp tục học những năm cuối trung học.


Tháng 12 năm 1946, khi ông đang tham gia tuyên truyền cùng nhạc sĩ Trần Hoàn ở Huế, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Sau khi Huế thất thủ, ông trở ra thành phố Vinh theo đề nghị của nhà thơ Lưu Trọng Lư. Ông bắt đầu làm báo, viết văn, trở thành phóng viên và biên tập viên của nhật báo Cứu Quốc của Việt Minh. Năm 1951, ông vào Saigon dạy tiếng Anh và sáng tác nhạc. Năm 1957, ông bắt đầu tổ chức những kỳ Đại nhạc hội tại rạp Thống Nhất và 4 năm sau thành lập Đoàn Văn nghệ Việt Nam, lưu diễn qua nhiều nước châu Á .
Từ năm 1967, ông tổ chức những chương trình ca vũ nhạc kịch tại nhà hàng Maxim's ở Saigon. Ông cũng được Bộ Thông tin Việt Nam Cộng hòa và Tổng cục Chiến tranh Chính trị nhiều lần cử thành lập và dẫn các đoàn văn nghệ Việt Nam lưu diễn ở các nước châu Âu...

Thời kỳ đi kháng chiến, Hoàng Thi Thơ đã có mối tình với cô Trương Tân Nhân, một người bạn học cùng trường. Về sau, khi ông bỏ kháng chiến về thành, bà Tân Nhân đã có thai, ở lại miền Bắc và tiếp tục sự nghiệp ca hát. Tháng 9 năm 1957, ông lập gia đình với ca sĩ Thúy Nga và có 4 người con: 3 trai, gái, trong đó, người con trưởng là Hoàng Thi Thi vừa là nhạc sĩ, vừa là kỹ sư.
Sau năm 1975, ông sang Mỹ, nhưng cũng có về Việt Nam 2 lần từ năm 1993. Sáng chủ nhật 23 tháng 9 năm 2001, ông qua đời tại nhà riêng ở Glendale, được an táng tại Huntington Beach.
Hoàng Thi Thơ đã sáng tác trên 400 ca khúc, từ tình ca đến nhạc quê hương, từ dân ca đến nhạc thời trang, từ đoản khúc đến trường ca, từ nhạc cảnh đến nhạc kịch. Nhiều ca khúc của Hoàng Thi Thơ đã quen thuộc với người Việt từ những năm 1950 cho đến sau năm 1975 như: “Rước tình về với quê hương", "Rong chơi cuối trời quên lãng", "Đường xưa lối cũ", "Tà áo cưới", "Trăng rụng xuống cầu", "Gạo trắng trăng thanh", "Đám cưới trên đường quê", "Duyên quê", "Tình ta với mình"... Ông cũng có những ca khúc kể lại những mối tình đau khổ của những người con gái như: "Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ", "Chuyện tình La Lan", "Chuyện tình người trinh nữ tên Thi"...
Nữ ca sĩ Ngọc Minh đã viết những dòng tưởng niệm người nhạc sĩ đã sáng tác nhiều ca khúc về tình tự quê hương và nhiều tình khúc có ca từ dung dị gần gũi với tâm hồn của đại chúng: “Trong 50 năm sáng tác, Hoàng Thi Thơ đã viết trên 400 tác phẩm, đa số là những bài hát mang âm hưởng ngũ cung (dân ca) về tình tự quê hương. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cũng viết rất nhiều bản tình ca đã được hàng triệu người ưa thích và thuộc lòng. Tôi đã hát rất nhiều tình ca của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ trong thời gian trước năm 1975 tại các vũ trường, nhưng hình như tôi không có duyên được thâu những tình khúc tuyệt vời của ông vào trong những băng nhạc đã thực hiện của Ngọc Minh Productions. Đã lâu lắm rồi, vào khoảng năm 1986 hay 1987, vũ sư Minh Cường đã thực hiện hai băng nhạc trong đó tôi đã hát hai bài của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là “Tìm anh” và “Những ngày thơ mộng”…” (Tưởng nhớ nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ)
Ca khúc “Những ngày thơ mộng” Ngọc Minh đã trình bày trong băng nhạc của Minh Cường là một ca khúc trữ tình dành cho những khoảng lặng giữa cuộc sống vội vã và đầy xáo động này. Trong những khoảng lặng ấy, anh tạm quên những muộn phiền và những lo toan của cuộc mưu sinh trong từng ngày để thả hồn về những ngày tươi sáng đã qua, và bao giờ hồi ức về những ngày thơ ấu thơ mộng cũng khơi dậy trong tâm hồn anh cảm giác bồi hồi khó nói thành lời. Đường đời có muôn vạn nẻo, nhưng chẳng có con đường nào có thể đưa anh trở về với “những ngày xinh như mộng”. Anh sẽ thẫn thờ tự hỏi:
“Tìm đâu những ngày thơ ấu qua?
Tìm đâu những ngày xinh như mộng?
Tìm đâu những ngày thơ?
Tìm đâu những chiều mơ?
Tìm đâu, biết tìm đâu, đâu giờ?“


Vào những ngày xa xưa ấy, anh chẳng hề biết thế nào là tình yêu dù có những lúc một nỗi nhớ thương mơ hồ nào đó vấn vương trong tâm hồn và len cả vào những giấc mơ:
“Tìm đâu những ngày chưa biết yêu?
Chỉ thấy, thấy lòng nhớ thương nhiều
Rồi đêm ta nằm mơ…”
Sự rung động của tâm hồn còn tinh khôi đã thôi thúc anh viết những câu thơ tình đầu tiên để bày tỏ nỗi nhớ nhung hay sự hờn trách nhẹ nhàng:
“Hồn say ta làm thơ
Ngồi ngâm trách lòng ai hững hờ...”
Khung cảnh thơ mộng đã mang lại cho anh những rung động đầu đời ấy là khung cảnh của đồng quê với đàn bướm trắng chập chờn bay trên những con đường loang nắng. Vào những buổi sớm mai hay những buổi chiều vắng lặng, văng vẳng tiếng hò của cô gái hàng xóm, nhưng đôi lúc không gian tĩnh lặng ấy cũng xôn xao với tiếng cười đùa của những đứa bạn cùng lứa tuổi:
“Ai tìm giùm đàn bướm trắng
Bay tìm tình đường loang nắng
Ai tìm giùm cô gái xóm
Khoe giọng hò đường hoang vắng
Và nhớ đi tìm đàn bé nô đùa
Ngoài đồng lúa hay trong sân chùa…”
Nhưng giờ đây, những ngày thơ ấu với biết bao mộng đẹp chỉ còn là kỷ niệm và nỗi tiếc nhớ khôn nguôi sẽ theo anh cho đến những giây phút cuối của cuộc đời:
“Tìm đâu những ngày thơ ước mơ?
Tìm đâu những ngày hết mong chờ?
Ngày thơ biết tìm đâu,
Ngày thơ biết tìm đâu,
Tìm đâu, biết tìm đâu, đâu giờ?”

Giờ bạn nghe nhạc nha ! ( bản này buồn, phù hợp với tinh dầu Oải Hương, Ngọc Lan !! )



Nguồn: FB Huỳnh Duy Lộc

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Sản phẩm dung tích nhỏ -3 ml

Bạn ! 

Để tạo điều kiện cho khách hàng mới làm quen với Tinh Dầu, Thanh Nhàn cho ra đời loại sản phẩm dung tích nhỏ 3ml hoặc 5ml.

Với sản phẩm có bao bì rất nhỏ nhắn, xinh xắn dễ thương và sang trọng này bạn có thể : 


Chai 3 ml 

  1. Bỏ vào bóp đựng tiền, điện thoại, giỏ đựng đồ khi đi du lich../..Khi đó, các phân tử tinh dầu sẽ phát tán ra ngoài tạo mùi thơm ưa thích và giúp khử trùng cho các tờ tiền.  
  2. Sử dụng Tinh Dầu cho các công dụng khác với số lượng nhỏ ( 0,5-1 Giọt)
  3. Có thể làm quà Tặng, Khuyến Mãi khi bạn kinh doanh các mặt hàng khác...
      Rất mong bạn tiếp tục đồng hành với Thanh Nhàn

        Thân mến

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

Bước thêm bước nữa


Buổi chiều hai “ vợ chồng son” ngồi vào bàn ăn. Bà Lệ mở nồi cơm điện xúc ra hai bát cơm thì ông Kính lên tiếng hỏi ngay:
- Vẫn cơm buổi sáng hả?
- Cơm còn nhiều đủ cho buổi chiều anh ạ.
Nét mặt ông không vui:
- Em biết là anh chỉ thích ăn cơm nóng mới nấu thôi mà.
- Vâng, em biết, nhưng cơm còn nhiều, nấu thêm cơm mới ngày mai chúng ta lại có cơm cũ.


Ông lại nhìn vài con tôm bày trong chiếc đĩa nhỏ xinh xinh bên cạnh bát canh rau cải xanh nấu thịt bò cũng nho nhỏ xinh xinh và…phát giác thêm:
- Tôm rim của ngày hôm qua, còn bát canh của buổi sáng nay. Anh nhắc lại anh chỉ muốn cơm canh nóng sốt, bữa nào ra bữa ấy.
Giọng bà dỗ dành:
- Ngoan đi, nghe lời em. Hôm nay em hơi mệt, anh chịu khó ăn đồ còn dư đỡ mất công em nấu, đỡ tốn tiền và đỡ chật tủ lạnh.
Bà đã nhẫn nhịn, đã dịu ngọt mà ông Kính vẫn sưng xỉa bưng bát cơm ăn như kẻ bị lưu đày, bị đối xử tàn tệ.
Bà Lệ cảm thấy bị tổn thương và ngán ngẩm. Nỗi buồn bã và ân hận dâng lên tận cổ . Bà nghẹn lời không muốn nói gì nữa.
Mới ở với nhau hơn một năm mà ông Kính đã thay đổi và lộ hẳn con người thật của ông. “Chàng” của…năm ngoái, thuở mới quen không còn nữa.
Hai ông bà gặp nhau trong một buổi sinh hoạt cộng đồng ở Nam Cali. Họ ngồi cạnh nhau. Ông Kính bắt chuyện làm quen trước, qua vài câu thăm hỏi khéo léo, cả hai cùng biết chút đời tư của nhau, cùng độ tuổi và cùng góa bụa đơn lẻ như nhau.
Bà Lệ về hưu tiền ít ỏi nên xin hưởng trọ cấp , bà ở căn chung cư dành cho người cao niên lợi tức thấp. Đứa con trai duy nhất của bà đã lập gia đình, vợ nó người Mỹ. Một hai năm vợ chồng nó mới từ tiểu bang khác về Cali thăm bà.
Bà Lệ quen với cảnh sống một mình kể từ khi chồng bà qua đời và con ở xa.
Căn phòng bà ở tầng lầu hai, có lan can cửa sau ngập bóng mát cây cao, bà kê chiếc ghế dựa dài ở đây, những lúc rảnh nằm thảnh thơi đón gió và đọc sách báo. Thỉnh thoảng bà gấp sách báo ngừng đọc cho đỡ mỏi mắt và phóng tầm nhìn xa mây trời lênh đênh hay nhìn xuống dưới đất người ta qua lại trong khu chung cư mà vui.
Từ khi ông Kính làm quen, niềm vui của bà nhiều hơn. Đã mấy lần bà ngồi ở lan can hiên sau nhìn thấy ông Kính đang đậu xe và đi bộ vào nhà bà, ông ngước lên, bà nhìn xuống, bốn mắt ở xa nhau mà cùng giao cảm, cùng rộn ràng. Họ như mới ở tuổi đôi mươi hẹn hò.
Mỗi lần ông đến thăm luôn mang theo một món quà, khi thì bó hoa đẹp nên thơ lãng mạn, khi thì thực tế đời thường một hộp heo quay và hai ổ bánh mì còn nóng để hai người cùng ăn.
Bà đáp lễ, có lúc mời ông dùng chung bữa cơm trưa, cơm chiều, ông đều vui vẻ ăn và khen ngon, dù đó là nồi cơm bà nấu hai ngày ăn chưa hết, là nồi cá kho ba ngày vẫn còn, hay nồi thịt kho trứng ít nhất cũng vài ngày cứ kho đi kho lại. Bà cảm động vì đã gặp người cùng sở thích, cảm thông.
Bà tính đơn giản và tiết kiệm vì đồng tiền ít ỏi. Một mình nấu một lon gạo chỉ dính nồi thì bà nấu hẳn vài lon gạo để ăn vài lần, các món kho món mặn cũng thế.
Bà có nhiều thời giờ thảnh thơi xem phim truyện trên you tube và đọc sách bạn bè gởi tặng hay báo miễn phí tha về một đống ngoài chợ búa.
Khi ông Kính ngỏ lời muốn kết hôn với bà, muốn cùng bà “dìu nhau” đi nốt quãng đường đời còn lại bà đắn đo nhiều lắm. Đánh đổi cuộc sống độc thân tự do và nhàn hạ lấy cuộc sống chung hai người trên danh nghĩa vợ chồng rất nhiều khác biệt. Ít nhiều bà sẽ lệ thuộc vào ông.
Về với ông nhà cao cửa rộng, tiền bạc không thiếu. Nhưng trái tim đa cảm của bà đã chọn ông, chọn cuộc sống lứa đôi cuối đời với người mà bà tin là tri kỷ tri âm chứ không vì những thứ vật chất ấy.
Nhà bà cách nhà ông chỉ 30 phút lái xe mà hai khung trời khác biệt.
Ông ở trong khu hàng xóm sang trọng, căn nhà to đẹp, cuộc sống trung lưu. Các con ông đứa nào cũng thành danh trong ăn học, trong kinh doanh.
Khi bà dọn về với ông, ba đứa con ông giỏi xã giao lịch sự với bà, nhưng bà vẫn đọc thấy chúng nhìn bà với vẻ ái ngại và nghi ngờ. Chắc chúng tưởng bà này lấy ông vì tài sản và danh giá của gia đình ông? Chúng đâu biết ông đã phải năn nỉ cầu mong bà nhận lời và bà đã đắn đo suy nghĩ mãi mới đi đến quyết định sống chung.
Những ngày đầu sống chung đã là những tuần trăng mật, họ như đôi vợ chồng son luôn cho nhau những ánh mắt thắm tình và nụ cười trìu mến bao dung. Họ xưng hô “anh, em” ngọt ngào và trân trọng.
Nhưng ông Kính không đơn giản như bà nghĩ. Chắc ông quen sống trong giàu sang, quen được chiều chuộng và quen ra lệnh sai bảo người khác, ông khó tính khó nết đến khác người. Nhà chỉ hai người nhưng ông muốn cơm phải nấu hai bữa sáng chiều, món trưa khác, món chiều khác. Bữa ăn luôn là cơm canh nóng sốt.
Ban đầu bà hào hứng chiều ý ông, nghĩ ra những món ăn ngon để thay đổi và không trùng lập. Bà đã lên danh sách những món cho mỗi tuần. Chưa bao giờ bà phải trổ tài gia chánh chăm chỉ đến thế, chồng con bà trước kia chưa được bà tận tình chăm sóc đến thế.
Dần dần bà cảm thấy mệt mỏi với công việc bếp núc ngày hai bữa này, vì cả khi bà cảm thấy nhức đầu sổ mũi muốn được nghỉ ngơi vẫn phải lăn vào bếp..
Khi xưa ở một mình, nếu không thể vào bếp bà chỉ ăn một tô mì gói cũng xong bữa.
Hôm nào bà ước lượng sai, còn dư cơm dư canh là bị ông cằn nhằn hao tiền tốn bạc vì ông không thích ăn lại món cũ dù cùng một ngày. Ông đưa ra thí dụ cho bà học hỏi:
- Tách trà ngon chỉ nhỏ bằng hạt mít, nhấp từng chút một mới thú vị, cũng trà ấy mà cho vào ly cối tổ bố và uống ào ào thì chẳng ra gì. Cơm canh em cứ nấu ngày hai buổi, mỗi thứ một ít vừa đủ thôi, trông thanh cảnh và ngon.
Bà chán kiểu ăn uống “quý phái” của ông quá rồi. Bàn ăn mỗi thứ một chút, bày trong bát đĩa sạch đẹp sẵn sàng để mời ông ngồi vào bàn như một khách quý.
Lúc còn ở chung cư bà từng vừa ăn ổ bánh mì vừa nằm ghế dựa và nhìn mây nhìn gió ngoài hiên sau nhà cũng là hạnh phúc.
Có lần bà làm bếp, đang đứng chặt miếng sườn heo non trên kệ bếp thì ông hớt hãi từ trong phòng chạy ra và……. chỉ thị:
. Em làm gì ầm ầm thế? mang xuống nền nhà, tha hồ mà băm mà chặt cho …đỡ hư hại cái quầy này.
- Ngồi đau lưng lắm, mà em chặt vài nhát sườn non thôi mà.
Tuy nói thế bà vẫn phải mang thớt xuống đất để chặt miếng sườn cho xong còn hơn là đứng lý luận với ông và biết là sẽ không có sự thông cảm.
Hay khi bà vào rửa mặt trong nhà vệ sinh thì ông đã vài lần theo bén gót chỉ để ân cần nhắc nhở:
- Em đừng làm nước văng tung tóe lên trên kẻo sinh ra nấm mốc khó sửa chữa lắm.
- Em biết rồi, dù ở chng cư em vẫn cẩn thận giữ gìn thế mà. Anh cứ làm như em mới đến Mỹ ngày hôm qua.
Ông Kính rất qúy hóa căn nhà của ông, sợ bẩn tường, trầy sơn hư hỏng đủ thứ. Có lần ông nói hớ, bà Lệ hiểu rằng căn nhà này ông đã sang tên cho con gái út và nó muốn ông phải giữ gìn nhà cho tốt để sau này bán sẽ được giá.
Thì ra cha con nhà ông tính toán quá. Biết đâu ông cũng đã chia tiền của, sang tên tài sản cho các con rồi mới…..được quyền bước thêm bước nữa.
Cũng may bà chưa làm hôn thú giấy tờ gì với ông cả, chỉ dọn đến sống chung trước nên đỡ mang tiếng.
Bà Lệ bỗng nhận ra mình như kẻ ở nhờ, hầu hạ cơm nước cho “chủ”, chăm sóc dọn dẹp căn nhà cho “chủ” và mất quyền tự do của chính mình.
Hiếm hoi lắm gia đình thằng con trai mới về thăm bà. Bà không muốn tiếp đón chúng trong căn nhà không phải của bà. Mẹ con bà cháu đã hẹn nhau ở nhà hàng, xong con cháu về khách sạn, bà về…nhà chồng.
Hôm ấy bà tủi thân, nghĩ đến con cháu mà rơi nước mắt . Đáng lẽ con cháu sẽ ùa vào căn phòng chung cư như mọi lần, bà sẽ nấu bữa ăn ngon đãi con trai và con dâu, bà mua món bánh kẹo mà hai đứa cháu nội yêu thích, chúng sẽ tha hồ cười nói, đùa nghịch và làm xáo trộn căn phòng hẹp. Gia đình bà sẽ trò chuyện hỏi han nhau nhiều hơn, vui vẻ hơn, ấm cúng biết bao nhiêu.

Ông Kính đã không hiểu được nỗi lòng bà, không an ủi mà còn cau có:
- Gặp con cháu thế đủ rồi, gặp nhiều thêm phiền phức chứ ích lợi gì.

********
Bà Lệ đã âm thầm xin thuê lại một căn phòng trong khu chung cư cũ, căn phòng trước kia có bóng cây cao râm mát nơi lan can sau nhà đã có người khác ở.
Nhưng căn phòng nào cũng là căn phòng độc thân, căn phòng vui vẻ cho bà trở về.
Khi nhà cửa đã thuê xong xuôi bà Lệ mới lên tiếng chia tay ông Kính. Ông tức giận và ngạc nhiên, ông đơn giản tưởng bà …thoát khỏi cảnh nhà nghèo, rời xa khu chung cư rẻ tiền về với ông ở nhà đẹp, đi xe sang sẽ là may mắn và hãnh diện cho bà.

Thấy bà cương quyết đòi chia tay, ông đành xuống nước năn nỉ. Dù ông thương yêu bà bao nhiêu không làm bà Lệ xúc động nữa. Bản chất vẫn là ông Kính dở hơi khó tính, là người chồng gia trưởng, không thích hợp với bà.

Xách vali ra khỏi cửa nhà ông, bà Lệ đổi cách xưng hô và cay đắng nói:
- Mỗi ngày ông chịu khó hai lần ra khu chợ Việt Nam, vào hàng …cơm chỉ nhé. Sáng chỉ một vài món, chiều chỉ một vài món là luôn có cơm canh nóng sốt, thức ăn đổi mới cho ông vừa lòng.
Bài viết của Nguyễn Thị Thanh Dương.


Hai tác dụng của tinh dầu Tràm Gió với trẻ em


  1. Chữa đầy hơi, khó tiêu
Thành phần trong tinh dầu tràm có chứa Cineole, tác dụng làm nóng và kích thích giảm đau dưới da. Do đó, trong trường hợp bé bị đầy bụng, khó tiêu, chỉ cần cho một vài giọt dầu tràm vào lòng bàn tay, xoa hai tay vào nhau để làm ấm, rồi thoa lên vùng bụng của bé, massage nhẹ nhàng sẽ giúp làm ấm vùng bụng, kích thích tuần hoàn, từ đó làm giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu

      .2.Lưu thông tuần hoàn máu
Một trong những công dụng của dầu tràm cho bé chính là có thể kích thích sự tuần hoàn máu, tiết hormone và tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ bé khỏi nhiều bệnh nhiễm trùng. Do dầu tràm không gây cảm giác nóng nên các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng massage cho bé với liều lượng nhỏ mà không sợ da bé bị kích ứng gây bỏng rát.

Những lưu ý để sử dụng an toàn dầu tràm cho bé

Tuy có rất nhiều công dụng tốt thế những sử dụng dầu tràm cho bé an toàn, đúng chuẩn khoa học, các mẹ cũng cần lưu ý:

Liều lượng sử dụng

  • Dùng dầu tràm thoa lòng bàn chân: 1 giọt/lầnDùng dầu tràm massage: 1 giọt/lần
  • Thoa vết muỗi đốt hay côn trùng cắn: 1 giọt/lần
trùng.
 Do dầu tràm không gây cảm giác nóng nên các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng massage cho bé với liều lượng vừa phải mà không sợ da bé bị kích ứng gây bỏng rát.
giờ mời bạn và bé coi một bài hát trẻ em rất ý nghĩa nhé ! 

 Thân mến! 


 

Subscribe to our Newsletter

'#'