Powered By Blogger

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

Bảo quản tinh dầu.

Bạn ! 

Như bạn đã đọc qua bài viết này , tinh dầu là chất lỏng Luôn Luôn Bay Hơi.  Vì thế,  trong thiên nhiên, ngoài trời, tùy theo loại cây trồng, bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp mùi tinh dầu. 

Vì vậy, viêc bảo quản tinh dầu Rất Quan Trọng.

Tinh dầu cũng giống như các sản phẩm khác, việc bảo quản cũng phụ thuộc loại tinh dầu vì hoat tính, tính chất của từng loại khác nhau.





  1. Điểm chung: 
  • Tinh dầu rất dễ bị ô xy hóa ( và không thể tránh tuyệt đối quá trình ô xy hóa ) nên tuyệt đối tránh ánh sáng gay gắt.
  • Tinh dầu do dễ bay hơi nên tuyệt đối tránh nhiệt độ cao 
  • Do tinh dầu rất nóng, nên tuyệt đối không để vô mắt và để xa tầm tay của trẻ nhỏ.
     2. Điểm riêng biệt: Các loại tinh dầu ( hệ mùi nhẹ) như cam ngọt, chanh, ngọc lan, oải hương rất dễ bị ô xy hóa bởi nhiệt độ và ánh sáng. 

Ngược lại, các tinh dầu ( hệ nặng) như vỏ quế, tràm, sả thì khó bị hơn. 

Và bây giờ mời bạn coi một video về cách bảo quản dầu dừa ( còn có tên khác là dầu nền) 




Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

Cây Bạc Hà (1)

Bạc hà là loại cây thân thảo sống lâu năm. Loại thân thẳng đứng có thể cao tới 80 cm, thân vuông, có lông ngắn mọc quanh thân. 

Lá bạc hà mọc đối xứng, hình thon dài, dài 3 – 5 cm, rộng 2 – 3 cm, cuống dài 0,5 – 1 cm, mép lá có răng cưa, trên lá có lông tơ nhỏ. 
Hoa mọc từ nách lá, màu trắng, tím hoặc hồng nhạt, cánh hoa hình môi.
Kế tiếp là loại bạc hà thân mọc lan ngầm ( dưới mặt đất) mang rễ bò lan. 
Ở hai loại cây bạc hà trên đều có lông giúp che chở các bộ phận cây và...tiết ra tinh dầu tỏa mùi tinh dầu bạc hà ra không khí môi trường xung quanh.


Lá bạc hà 

Có một điều hết sức quan trọng là lá bạc hà rất giống lá rau húng lủi ( và nhiều loại lá húng khác)  là loại rau thơm trong bữa ăn hàng ngày.


Lá húng lủi 
cây bạc hà khá dễ trồng, bạn tham khảo hai video sau nhé ! 






Hy vọng, bạn đã biết thêm vài điều hay về cây bạc hà và có thể tự trồng để tự phục vụ bản thân mình và Gia Đình. 

Thân mến ! 





Thứ Tư, 1 tháng 1, 2020

Trầm Tử Thiêng và “Mùa xuân không đợi”


Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng tên thật là Nguyễn Văn Lợi, sinh năm 1937 tại Đại Lộc, Quảng Nam, học tiểu học và trung học ở quê nhà rồi vào Sàigòn học Trường Sư phạm, tốt nghiệp năm 1958 và bắt đầu đi dạy học. Năm 1958 cũng là năm ông bắt đầu viết nhạc và một trong những nhạc phẩm đầu tay của ông là “Bài hương ca vô tận” đã được nhiều người biết đến qua giọng ca của Thái Thanh. Năm 1966, ông nhập ngũ và viết nhiều bản nhạc về những người lính của Quân lực Việt Nam Cộng hòa như “Quân trường vang tiếng gọi”, “Đêm di hành”, “Mưa trên poncho”, những bản nhạc có tính thời sự như “Chuyện chiếc cầu đã gãy” (1968) nói về chiếc cầu Trường Tiền trên sông Hương bị giật sập vào Tết Mậu Thân và “Tôn nữ còn buồn” (1970) nói về cơn bão tàn phá nhiều tỉnh của miền Nam và những tình khúc như "Mộng sầu", "Tưởng niệm", "Đưa em vào hạ"...

Ông làm việc trong ngành phát thanh học đường từ năm 1970 cho tới tháng 4 năm 1975 và bị kẹt lại trong nước suốt 10 năm nên đã có những cảm xúc và chất liệu để viết nhiều bản nhạc thể hiện tâm tình của người dân miền Nam sau năm 1975.

 

Subscribe to our Newsletter

'#'