Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng tên thật là Nguyễn Văn Lợi, sinh năm 1937 tại Đại Lộc, Quảng Nam, học tiểu học và trung học ở quê nhà rồi vào Sàigòn học Trường Sư phạm, tốt nghiệp năm 1958 và bắt đầu đi dạy học. Năm 1958 cũng là năm ông bắt đầu viết nhạc và một trong những nhạc phẩm đầu tay của ông là “Bài hương ca vô tận” đã được nhiều người biết đến qua giọng ca của Thái Thanh. Năm 1966, ông nhập ngũ và viết nhiều bản nhạc về những người lính của Quân lực Việt Nam Cộng hòa như “Quân trường vang tiếng gọi”, “Đêm di hành”, “Mưa trên poncho”, những bản nhạc có tính thời sự như “Chuyện chiếc cầu đã gãy” (1968) nói về chiếc cầu Trường Tiền trên sông Hương bị giật sập vào Tết Mậu Thân và “Tôn nữ còn buồn” (1970) nói về cơn bão tàn phá nhiều tỉnh của miền Nam và những tình khúc như "Mộng sầu", "Tưởng niệm", "Đưa em vào hạ"...
Ông làm việc trong ngành phát thanh học đường từ năm 1970 cho tới tháng 4 năm 1975 và bị kẹt lại trong nước suốt 10 năm nên đã có những cảm xúc và chất liệu để viết nhiều bản nhạc thể hiện tâm tình của người dân miền Nam sau năm 1975.
Trong thời gian định cư tại Mỹ từ năm 1985 cho đến khi qua đời vào năm 2000, ông làm cố vấn cho Ban chấp hành Hội Ký giả Việt Nam hải ngoại và tiếp tục sáng tác những tình khúc. Ngày 25 tháng 1 năm 2000, ông từ trần tại Trung tâm y tế West Anaheim, California.
Nhạc sĩ Phạm Duy đã viết về nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng trong tập hồi ký “Thời hải ngoại”: “Vào năm 1985, tại hải ngoại, ta thấy Trầm Tử Thiêng xuất hiện tại Nam Cali. Đây mới là người sáng tác sung mãn nhất trong đám nhạc sĩ lưu vong. Trầm Tử Thiêng trong thời kỳ còn kẹt lại trong nước -- từ 1975 cho đến 1985 -- viết những bài tình ca như “Một Thời Uyên Ương”, “Một Thời Để Nhớ”, “Tình Khúc Sau Cùng”, “Ru Ca Trên Thành Phố Đỏ”... Ngoài ra, anh còn có những bài “Tâm Ca Của Người Tù Vượt Biển”, “Hành Ca Trên Nông Trường Oan Nghiệt” khi anh bị bắt vì tội vượt biên và phải về sống tại rừng U Minh.
Khi được tha vào khoảng 1981, anh lại tiếp tục tìm cách vượt biên, nhưng không thành công. Trong dịp mưu tìm tự do này, anh gặp một người đàn bà trước kia đưa đò cho Mặt Trận Giải Phóng, bây giờ đưa đò giúp người vượt biên, anh bèn viết bài “Mẹ Hậu Giang”. Người mẹ này không làm chính trị, bà là hiện thân của tình thương...
Bài “Hạnh Phúc Ta, Hạnh Phúc Người” mà anh soạn sau đó nói về những cái chơi vơi của đời sống con người : đã là nạn nhân của hạnh phúc cho nên đi tìm hạnh phúc... Nhưng rồi lại gặp phải đau khổ khi đi tìm hạnh phúc!
Khi được tha vào khoảng 1981, anh lại tiếp tục tìm cách vượt biên, nhưng không thành công. Trong dịp mưu tìm tự do này, anh gặp một người đàn bà trước kia đưa đò cho Mặt Trận Giải Phóng, bây giờ đưa đò giúp người vượt biên, anh bèn viết bài “Mẹ Hậu Giang”. Người mẹ này không làm chính trị, bà là hiện thân của tình thương...
Bài “Hạnh Phúc Ta, Hạnh Phúc Người” mà anh soạn sau đó nói về những cái chơi vơi của đời sống con người : đã là nạn nhân của hạnh phúc cho nên đi tìm hạnh phúc... Nhưng rồi lại gặp phải đau khổ khi đi tìm hạnh phúc!
Đến năm 1982 anh lại tìm đường vượt biên nữa nhưng cũng thất bại và khi anh gặp một người đưa đò thứ hai thì anh viết bài “Người — Lại Đưa Đò”.
Rồi khi Trầm Tử Thiêng vượt biên thành công thì anh có bài “Trại Tỵ Nạn Galang”, trong đó anh mô tả tâm trạng của một kẻ mới vừa thoát thân nhưng không quên nói tới những điều trắc trở của những người phải sống ở đảo lâu năm. Bài “Chiều Trên Đảo Trầm Tư” mô tả tâm trạng của một người ở giữa con đường đi và con đường về. Bởi vì trại tỵ nạn không phải là nơi để mình định cư, chỉ là bến đợi, bến chờ... Do đó người nhạc sĩ nhìn về phía trước chỉ thấy biển, nhìn về phía sau chỉ thấy rừng. Biển thì đầy nguy biến, rừng thì mênh mông. Phía trước mờ mịt, đường dốc thấp dốc cao, phía tương lai thế nào không biết, chỉ nhớ thấp thoáng là có em ở phía trước mặt.
Tại đảo, Trầm Tử Thiêng gặp Trần Đình Quân là tác giả bài “Tình Ca Xứ Huế”. Hai người cùng gia nhập tổ chức sinh hoạt văn nghệ dành cho các thanh niên ở đảo. Từ khi sang đến Mỹ, Trầm Tử Thiêng soạn “Tình Ca Mùa Đông”, “Mười Năm Yêu Em”, “Đêm Nhớ Về Sài Gòn”, “Thư Xuân Hải Ngoại”, “Hãy Hát Lên Tin Yêu”, “Giã Từ Mùa Đông”, “Hãy Hát Tình Thương Về Biển Đông” (viết cho chương trình đại nhạc hội yểm trợ tầu Lumière trong chiến dịch vớt người ở Biển Đông), “Hãy Vui Lên Khi Lòng Còn Biết Buồn”, “Hối Tiếc”, “Tưởng Niệm”, “Mây Hạ”... (Hồi ký Phạm Duy, tập 4, tr. 285, 286, 287)
Vì hoàn cảnh đất nước, Trầm Tử Thiêng ở lại, còn người yêu ra đi, qua xứ sở bên kia đại dương. Khi qua được Mỹ vào năm 1985, ông đã liên lạc và gặp lại được người yêu khi cô đến thăm ông ở căn nhà mà ông đang thuê cùng với nhạc sĩ Nhật Ngân. Theo lời kể của Nhật Ngân, khi Trầm Tử Thiêng gặp lại người yêu lần đầu sau 10 năm xa cách, ông đã rời đi để hai người có được sự riêng tư. Khi trở về nhà, Nhật Ngân thấy hộp khăn giấy kleenex của ông đã vơi đi một nửa, mới biết là đôi tình nhân đã mừng mừng tủi tủi, lau nước mắt hết nửa hộp khăn giấy.
Khi gặp lại nhau, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, khi ấy đã 48 tuổi, mới biết là sau 10 năm dâu bể, người yêu của ông đã lập gia đình và đang sống hạnh phúc với chồng.
Sau lần gặp lại trên xứ người, hai người vẫn quý trọng nhau và cố gắng gìn giữ những kỷ niệm đẹp trong quá khứ. Trầm Tử Thiêng viết thêm một bài hát cuối cùng để vĩnh biệt mối tình dang dở này:
Khi gặp lại nhau, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, khi ấy đã 48 tuổi, mới biết là sau 10 năm dâu bể, người yêu của ông đã lập gia đình và đang sống hạnh phúc với chồng.
Sau lần gặp lại trên xứ người, hai người vẫn quý trọng nhau và cố gắng gìn giữ những kỷ niệm đẹp trong quá khứ. Trầm Tử Thiêng viết thêm một bài hát cuối cùng để vĩnh biệt mối tình dang dở này:
“Để rồi sắp gặp nhau, mới biết em không đợi nữa
Trời lại thêm mùa đông, cho tuyết than trên đầu non
Kỷ niệm giăng ngập đêm nay trong mưa
anh hứng nốt những giọt cuối mùa...
Trời lại thêm mùa đông, cho tuyết than trên đầu non
Kỷ niệm giăng ngập đêm nay trong mưa
anh hứng nốt những giọt cuối mùa...
Anh nhớ khi mặn nồng
Xin cám ơn em một thời xuân
Giờ còn đâu mà mong
cho chút duyên nghe còn ấm
Xin cám ơn em một thời xuân
Giờ còn đâu mà mong
cho chút duyên nghe còn ấm
Bài tình ca mùa đông
hát mãi đôi môi lạnh căm
Lòng thì vẫn hẹn cơn đau nguôi ngoai
Sao nỗi nhớ mỗi ngày mỗi đầy…” (Tình ca mùa đông)
(theo bài viết “Ca khúc ‘Bài tình ca mùa đông’, cuộc tình 10 năm chìm trong giá băng mùa đông” của Đông Kha)
hát mãi đôi môi lạnh căm
Lòng thì vẫn hẹn cơn đau nguôi ngoai
Sao nỗi nhớ mỗi ngày mỗi đầy…” (Tình ca mùa đông)
(theo bài viết “Ca khúc ‘Bài tình ca mùa đông’, cuộc tình 10 năm chìm trong giá băng mùa đông” của Đông Kha)
Ca khúc “Mùa xuân không đợi” có chung nguồn cảm xúc với ca khúc “Bài tình ca mùa đông” là một bản nhạc xuân có lời ca đượm buồn thể hiện tâm tư của những người yêu phải xa cách nhau một thời gian dài vì hoàn cảnh đặc biệt của đất nước, cuối cùng hội ngộ ở xứ lạ quê người nhưng đã thấy “xuân đời héo hắt” vì “tóc đã pha màu chia phôi” và bẽ bàng nhận ra khi “gặp người thì đã muộn rồi”
MÙA XUÂN KHÔNG ĐỢI
Từ xuân xưa mùa chia ly
Hẹn nhau đi em trước anh sau dù bao lâu
Đi dệt lại mộng xuân từ đầu
Tình cho nhau nồng hương đêm
Dù xa em anh lắng nghe xuân đời héo hắt
Vẫn tin ước mơ khó nguôi quên
Từ xuân xưa mùa chia ly
Hẹn nhau đi em trước anh sau dù bao lâu
Đi dệt lại mộng xuân từ đầu
Tình cho nhau nồng hương đêm
Dù xa em anh lắng nghe xuân đời héo hắt
Vẫn tin ước mơ khó nguôi quên
Nhớ hoài mùa xuân nào
Em đưa tay anh nắm xuân em
Cũng từ nụ hôn đầu
Bao xuân qua ta mất nhau thêm
Em đưa tay anh nắm xuân em
Cũng từ nụ hôn đầu
Bao xuân qua ta mất nhau thêm
Để đêm nay mùa xuân anh còn buốt giá
Mái tóc vẫn pha màu chia phôi
Khi gặp người thì đã muộn rồi
Mùa xuân ơi lòng ta đau từng canh thâu
Sau những đêm ân tình đã lỡ
Có ai đón xuân với ta đâu!
Mái tóc vẫn pha màu chia phôi
Khi gặp người thì đã muộn rồi
Mùa xuân ơi lòng ta đau từng canh thâu
Sau những đêm ân tình đã lỡ
Có ai đón xuân với ta đâu!
Và giờ là 1 video bài hát này với giọng ca Khánh Ly.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét