Powered By Blogger

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

Buông.

Bạn ! 

Buông là tên một bài hát có nội dung lời ca khá giống Air của lời ca nhạc Trịnh Công Sơn
Thanh Nhàn mới Phát Hiện ra nó rất hay !! 

*************************************


Bây giờ bạn nghe nhé ! 

Hình ảnh từ video 


  Chúc bạn nghe nhạc vui ! 

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

HỌC TỪ CHÓ VÀ HỒ LY

Chó yêu Hồ ly sâu nặng. Chúng thường chơi với nhau. Rồi một ngày, cả hai gặp phải Thần chết. Thần chết nói:
“Trong hai ngươi, chỉ có một người được sống, hai ngươi hãy oẳn tù tì đi, ai thua sẽ phải chết”.
Cuối cùng Hồ ly đã chết. Chó khóc lóc ôm Hồ Ly đã chết nằm yên lặng trong lòng.
“Đã nói là cả hai sẽ cùng ra búa, tại sao trong khi ta ra kéo thì ngươi lại ra lá?”
Hóa ra Chó muốn thua để Hồ ly được sống, tưởng rằng Hồ ly sẽ ra búa nên Chó ra kéo, nhưng không ngờ Hồ ly lại ra lá, vì nó nghĩ Chó sẽ ra búa. Cuối cùng, tất nhiên là Chó đã thắng.
Đây mới là hiện thực, là lòng người trong xã hội. Hồ ly ích kỷ, còn Chó lại quá ngốc nghếch. Nhưng xã hội vẫn còn một mặt khác. Đó là: khi chúng ta hãm hại người khác cũng chính là đang hãm hại bản thân. Có một số người cam chịu thua cuộc, nhưng họ lại đang thắng. Thế nên: cứ tiếp tục lương thiện… rồi bạn sẽ thắng, làm người phải sống có hậu, chân lý lúc nào cũng thuộc về sự lương thiện.
Có ai đó đã nói:
“Rồi đến một ngày bạn sẽ nhận ra lương thiện khó hơn là thông minh. Vì thông minh là một dạng bẩm sinh, còn lương thiện là một dạng lựa chọn."
Nguồn:Sưu tầm

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020

Anh Việt Thư và " Người ngoài phố"

Anh Việt Thư tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, sinh năm 1939, quê ở Cái Bè, An Hữu thuộc tỉnh Mỹ Tho. Sau một năm theo đoàn du ca Phù Sa do ông thành lập - gồm ông, Anh Việt Thanh, Hà Phương, Phạm Minh Cảnh - biểu diễn từ Cần Thơ ra đến Huế, ông về hoạt động văn nghệ ở Saigon vào những năm 1970.
N/s Anh Việt Thu ( phải)

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã viết về nhạc sĩ tài hoa yểu mệnh Anh Việt Thu: “Anh Việt Thu mất sớm. Những ngày còn làm việc tại Phòng Văn nghệ thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị (do Thiếu tá Ðinh Thành Tiên, tức thi sĩ Tô Thùy Yên, làm trưởng phòng), Anh Việt Thu chỉ mới ngoài 30 tuổi; cùng làm việc trong Phòng Văn nghệ còn có nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, tức ca sĩ Nhật Trường. Chính trong thời gian này, Anh Việt Thu phát hiện mình bị ung thư rồi qua đời. Có thể coi Anh Việt Thu là thế hệ nhạc sĩ sau cùng sinh trưởng tại miền Nam, những người viết nhạc với tâm hồn đôn hậu của người miền Nam, ít cầu kỳ, cả trong giai điệu lẫn ca từ…”
Nhạc sĩ Trần Chí Phúc, tác giả ca khúc “Thu tiễn người”, đã viết về những nhạc phẩm nổi tiếng của Anh Việt Thu được công chúng biết đến từ thập niên 1960 đến thập niên 1970: “Anh Việt Thu sáng tác cả trăm bản nhạc nhưng chỉ có một số bản nhạc nổi tiếng và được hát nhiều lần cho tới hôm nay tại hải ngọai. Trước hết là bản “Giòng An Giang”, điệu valse vui tươi, tả dòng sông Cửu Long chảy ngang qua tỉnh An Giang, Châu Đốc với những nét đẹp tình tự quê hương:
“Dòng An Giang sông sâu nước biếc, dòng An Giang câу xɑnh lá thắm, lả lướt νề quɑ Thất Ѕơn, Châu Đốc dòng sông uốn quanh, soi bóng Ƭiền Giɑng, Cửu Long”.
Bản “Tám Điệp Khúc” nét nhạc buồn, luyến láy âm điệu miền sông nước Tiền Giang, Hậu Giang, là một ca khúc lạ nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của ông:
“Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu. Bàn tay năm ngón mưa sa. Dìu anh trong tiếng thở. Đưa tiễn anh đi vào đời. Mẹ Việt Nam ơi! Hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về”.
Bản “Người Ngoài Phố”, lời và nhạc da diết, điệu bolero, làm cho người nghe thấm đẫm nỗi buồn chia ly”.
Chàng trai đi ngang qua công viên, nhìn nắng chiều nhạt dần rồi tắt và thấy vấn vương trong tâm hồn nỗi nhớ nhung một hình bóng đã xa mờ. Ghế đá trong công viên vẫn còn đây, nhưng những giây phút hẹn hò thuở nào đã vĩnh viễn không còn nữa:
"Người đi đi ngoài phố, chiều nắng tắt bên song
Người đi đi ngoài phố, bóng dáng xưa mịt mù
Thành ghế đá chiều công viên
Ngày xưa, ngày xưa, ngày xưa đã hết rồi...”
Bước chân lạc loài trong chiều vắng làm cho chàng thấy bơ vơ, ngỡ ngàng với biết bao kỷ niệm của cuộc tình đã tan vỡ:
“Người đi đi ngoài phố, chiều bỡ ngỡ bơ vơ
Người đi đi ngoài phố, mấy dấu chân lạc loài
Hình bóng cũ, người yêu ơi
Còn đâu, còn đâu? Tình duyên đã lỡ làng…”
Lệ đã dâng đầy trong mắt từ buổi chia tay và chiều nay lệ lại hoen mờ đôi mắt, nhưng làm sao tình yêu có thể không mang lại đau thương và làm sao mộng ước ban đầu có thể kết thành duyên mong ước?
“Thôi chia tay nhau từ đây, nghe nước mắt vây quanh
Biết lỡ yêu đương, sẽ đau thương suốt cả một đời,
Nhưng mấy khi tình đầu, kết thành duyên mong ước
Mấy khi tình đầu, kết trọn mộng đâu em…”
Chàng muốn quên hết những kỷ niệm xa xưa, làm một cánh chim cất cánh bay vút lên trời cao, lìa xa mãi mãi những cơn mưa trong thành phố buồn tênh và nỗi đau của một cuộc tình không may:
“Xin từ giã đường phố trắng mưa mau
Làm chim bay mỏi cánh
Nước mắt đêm tạ từ
Thành phố cũ người yêu xưa
Còn đâu, còn đâu? Giờ đây xin giã từ”.
NGƯỜI NGOÀI PHỐ
Người đi đi ngoài phố, chiều nắng tắt bên song
Người đi đi ngoài phố, bóng dáng xưa mịt mù
Thành ghế đá chiều công viên
Ngày xưa, ngày xưa, ngày xưa đã hết rồi...
Người đi đi ngoài phố, chiều bỡ ngỡ bơ vơ
Người đi đi ngoài phố, mấy dấu chân lạc loài
Hình bóng cũ người yêu ơi
Còn đâu, còn đâu? Tình duyên đã lỡ làng
Thôi chia tay nhau từ đây, nghe nước mắt vây quanh
Biết lỡ yêu đương, sẽ đau thương suốt cả một đời,
Nhưng mấy khi tình đầu, kết thành duyên mong ước
Mấy khi tình đầu, kết trọn mộng đâu em
Xin từ giã đường phố trắng mưa mau
Làm chim bay mỏi cánh
Nước mắt đêm tạ từ
Thành phố cũ người yêu xưa
Còn đâu, còn đâu? Giờ đây xin giã từ”.
Sưu tầm
Mời bạn xem video Như Quỳnh & bài hát trên




Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020

Que khuếch tán tinh dầu.

Bạn ! 

Về nguyên tắc, tinh dầu có diện tích tiếp xúc với không khí càng rộng thì tinh dầu càng phát tán nhiều.
Trên cơ sở đó, con người sáng tạo ra que khuếch tán tinh dầu. 
Rất đơn giản, chỉ cần một bình chứa tinh dầu có cắm các que có chiều dài phù hợp. 

Tất nhiên, để tinh dầu có thể dẫn lên, que được chế tạo bằng vật liệu gỗ xốp, mềm.



  Hình trên là một mẫu bình chứa tinh dầu và que khá đẹp.

Song, để tiết kiệm tiền và Như Ý, bạn có thể Tự Tạo cho mình một bộ Bình và Que với việc mua các que khuếch  tán và tận dụng dùng lại các lọ hũ mỷ phẩm bạn thấy đẹp hoặc mua các bình theo mẫu mã mong muốn riêng.

Nếu muốn, bạn hãy liên hệ để Thanh Nhàn tư vấn thêm nhé ! 

Mời bạn coi một video : 



           
    Chúc bạn thành công !

           Thân mến !  




Công dụng của tinh dầu Sả Chanh (2)

Bạn ! 

Bạn đã biết ba công dụng của tinh dầu Sả Chanh qua bài:

 " Công dụng của tinh dầu Sả Chanh (1)

Sau đây là ba công dụng khác của tinh dầu Sả Chanh: 

 

Sử dụng: 

1.Giảm đau đầu: Tinh dầu sả có thể được sử dụng việc giảm đau đầu. Tác dụng làm dịu của tinh dầu sẽ làm dịu những cảm giác khó chịu, căng thẳng ở vùng bị ảnh hưởng.
Bạn có thể nhỏ một, hai giọt tinh dầu Sả Chanh lên lòng bàn tay, hoặc trộn dầu sả chanh với một loại dầu nền khác theo tỷ lệ 1 : 1 .
Sau đó massage nhẹ nhàng khu vực vùng thái dương. Hương thơm cũng như tác dụng của tinh dầu sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn, dễ chịu hơn rất nhiều làm giảm, hết việc đau đầu. 

2.Khử mùi: Sử dụng tinh dầu sả chanh với máy phun sương sẽ giúp không khí xung quanh có mùi thơm nhẹ nhàng, đầy sảng khoái. .
Bạn có thể dùng tinh dầu với que khuếch tán hoặc dùng bình và xịt đều lên những chỗ còn ám mùi khó chịu như nhà bếp...

3. Xông hơi giải cảm: Nhỏ vài giọt tinh dầu sả chanh, ( nếu thêm tinh dầu khác như bưởi, hương nhu ..thì càng tốt) vào chậu nước ấm. 
Đưa mặt cách mặt nước trong chậu khoảng 30 cm (cảm thấy dễ chịu, khá nóng trong phạm vi chịu đựng được), dùng khăn trùm kín để hơi nóng tỏa lên mặt trong 10-15 phút. Hơi nóng và hơi tinh dầu sẽ giúp giả cảm cúm. 




           
  Tuy nhiên, trước khi sử dụng tinh dầu, Thanh Nhàn muốn bạn coi thêm ( hoặc coi lại ) bài viết " An toàn trong sử dụng tinh dầu " nhé ! 


            Chúc bạn thành công ! 
  Mời bạn coi một video tự làm máy xông tinh dầu: 


            Thân mến !


Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

CÂU CHUYỆN VỀ BỨC TƯỢNG " CHÚ BÉ ĐỨNG TÈ "



_ Tại Bỉ có một biểu tượng nổi tiếng là bức tượng “chú bé đứng tè”, một tượng đài nhỏ bằng đồng cao 61 cm, là biểu tượng của thủ đô Brussels.
_ Bỉ là một quốc gia xinh đẹp và giàu có, kinh tế phát đạt khiến rất nhiều người hâm mộ cuộc sống của người dân nước này. Tại thủ đô Brussels, Bỉ có một biểu tượng nổi tiếng là bức tượng “chú bé đứng tè”, một tượng đài nhỏ bằng đồng cao 61 cm, là biểu tượng của thành phố Brussels. Đây là tác phẩm của bậc thầy điêu khắc François Duquesnoy được hoàn thành vào năm 1619. Nhưng đến năm 1817 thì được thay chất liệu bằng đồng.

_ Người dân Bỉ coi biểu tượng này bảo vật quốc gia. Liên quan đến “chú bé đứng tè” này có một câu chuyện lịch sử mà người Bỉ cho rằng, cậu bé là anh hùng dân tộc.
_ Vào thế kỷ 14, mối quan hệ giữa Bỉ và Tây Ban Nha không được tốt đẹp. Tây Ban Nha khi đó là một quốc gia hùng mạnh ở Châu Âu, giáp biên giới với nước Pháp. Nước Bỉ cũng có biên giới tiếp giáp với nước Pháp, nhưng do có mối quan hệ không tốt với Tây Ban Nha nên Bỉ thường xuyên kết hợp với nước Pháp để đối đầu với Tây Ban Nha.
Vào năm 1367, Tây Ban Nha phái hơn 5.000 lính hải quân và lục quân tấn công nước Bỉ, sau đó lại phái thêm hơn 20.000 quân lính sang nước Bỉ.

 

Subscribe to our Newsletter

'#'