Powered By Blogger

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

Chẳng có Ai ...Con bạn cả !

Năm 2019 rồi.
Tôi nghĩ có lẽ người lớn bây giờ chẳng mấy ai hơi tý là nói với con trẻ những lời nhảm  kiểu như "ba mẹ con không cần con nữa rồi", "con được lượm về đó" đâu nhỉ?
Hoá ra chỉ là suy nghĩ của tôi quá ngây thơ.
Đợt Tết vừa qua, nhìn cái cách giao lưu giữa người nhà với cháu gái, tôi mới hay thì ra rất nhiều người lớn vẫn luôn dùng những trò đùa "cổ lỗ sĩ" để ghẹo trẻ con.
Cháu gái tôi hơn 6 tuổi, tháng trước nó biết sắp được vào Sài Gòn chơi, nó vui lắm. Ngày nào nó cũng đếm ngược xem còn mấy ngày nữa là được ngồi máy bay. Ngày nào trước khi đi ngủ, nó cũng bàn với mẹ nó hết, nghĩ đến Sài Gòn rồi thì nên đi đâu, nên chơi trò gì. Mấy vị trưởng bối trong nhà thấy vậy, mới lợi dụng tâm trạng này để đùa nó. Họ nói với nó rằng: "Haiz, giờ cháu không được đi Sài Gòn nữa, máy bay hỏng rồi, không bay nữa..."
Nó nghe vậy, vô cùng đau lòng, khóc tội lắm, khóc thương lắm. Họ thấy nó như thế, lại cảm thấy rất thú vị.....
Người lớn trong nhà chơi trò này vui vô cùng, cứ 1, 2 ngày là lại lôi ra chơi tiếp, lần nào cũng phải đợi đến khi cháu tôi khóc quá trời mới thôi... Lúc mẹ kể lại chuyện này cho tôi, mẹ cũng thấy rất vui. Tôi biết ý mẹ muốn nói chỉ là xem nó thế kia là biết nó muốn đến Sài Gòn chơi nhường nào.
Nhưng tôi nghe mà khó chịu, nghe mà đau lòng.
Tôi nói với mẹ rằng mọi người cứ cố ý chọc cho cháu nó khóc tội như vậy không thấy mình rất tàn nhẫn sao?
Mấy hôm trước, cuối cùng thì cả nhà cháu với mấy người họ hàng nữa cũng đến Sài Gòn, người lớn trong nhà vẫn tiếp tục trêu như vậy.
Ngày nào chúng tôi cũng dạo quanh các điểm du lịch, lúc ngồi xe thì đứa trẻ nào chả mệt, chả buồn ngủ.
Cháu gái tôi cũng vậy.
Nhưng cậu mợ tôi lại cứ đùa nó, bảo: "Cháu ngủ đi, đến lúc xuống xe mọi người không gọi cháu dậy đâu, cháu tỉnh rồi sẽ thấy trên xe chẳng có ai, còn mỗi cháu thôi..."
Nó bị doạ, không dám ngủ.
Tôi chịu không nổi trò này nữa, thế là ngăn cản lời trêu đùa của họ, chân thành nói với nó rằng: "Không sao đâu, cháu yên tâm mà ngủ đi, lát xuống xe rồi cô gọi cháu dậy."
Nó không có cảm giác an toàn, hỏi: "Thật không ạ? Cô hứa đi."
Tôi nói: "Thật mà, cô hứa, ngoéo tay đảm bảo luôn."
Nó cứ hỏi đi hỏi lại rồi mới dám ngủ.
Thực sự là tôi chẳng thể hiểu nổi tại sao mọi người lại cố tình làm trẻ lo lắng, sợ hãi như vậy?
Tại sao lại muốn đập vỡ sự tin tưởng của trẻ đối với người lớn?
Đối với trẻ, người lớn là cả thế giới của chúng.
Chúng ta lấy ưu thế về tuổi tác cùng kinh nghiệm trải đời để đe doạ trẻ, tổn thương trẻ như thế vui lắm sao?
Chẳng vui chút nào cả.
Tôi nhắc chuyện này trong group chat với mấy người bạn, ai cũng thổn thức.
Gia đình Phương Thảo - Ngọc Lễ 

Một người bạn kể, hồi nhỏ cô ấy sống dưới quê với ông bà nội, ba mẹ thì đi làm xa tận Hà Nội, cô ấy rất nhớ họ.
Hàng xóm thường hay trêu cô ấy rằng: "Nay bác gặp ba mẹ cháu trên đường, họ nói tối nay sẽ về nhà."
Cô ấy nghe thế háo hức vô cùng, ra trước cổng ngồi chờ, chờ ròng rã cả một ngày, bất kỳ một tiếng động nào đều khiến cô ấy hồi hộp cùng mong ngóng. Nhưng, chẳng có ai về cả.
Nếu như không có hi vọng, thì đã không phải thất vọng thế kia. Lần nào cô ấy cũng ôm đầy hi vọng đợi đến tối muộn, rồi lại nếm trải nỗi thất vọng hết lần này đến lần khác.
Giờ đây nghĩ lại, cô ấy chỉ muốn đánh chết những người hàng xóm rỗi hơi kia thôi.
Một người bạn khác lại kể cho tôi nghe một chuyện hết sức đáng sợ.
Lúc cậu ấy còn nhỏ, nhà bên có một cô mang thai bé thứ hai, hàng xóm suốt ngày doạ đứa lớn nhà cô ấy: "Mẹ cháu sinh em rồi thì cho cháu ra rìa đấy."
Thế là em bé vừa ra đời được mấy ngày đã bị đứa lớn bóp chết.
Cả nhà vô cùng hằn học, thống hận đứa con lớn, mà chẳng hay căn nguyên tội ác chính là những người hàng xóm! Chuyện này không phải lỗi của con trẻ!
Tôi từng đọc một bài báo kể mẹ của bé gái kia sinh em, là con trai.
Hàng xóm mới bảo bé gái kia rằng: "Em cháu là con trai đấy, mẹ không cần đứa vịt giời như cháu nữa đâu! Cháu mau lấy kéo cắt chim em cháu đi!"
Bé gái kia làm theo thật.
Loại hàng xóm ác độc như vậy đáng bị xẻo thành trăm mảnh.
Đúng vậy, rất nhiều lúc người lớn sẽ bảo đùa thôi mà, trẻ con thì không được đùa à?
Không được!!!
Tôi có thể đùa mấy người như thế không?
Suốt ngày mấy người nói với trẻ con, ba mẹ cháu không cần cháu nữa đâu.
Vậy tôi có thể suốt ngày nói với mấy người rằng "vợ anh/chồng chị ngoại tình kìa, đi khách sạn với người ta luôn rồi đó" không?
Có thể bạn không ý thức được, một câu đùa nào đó mà bạn
tùy tiện nói ra đều sẽ mang lại những ảnh hưởng trái chiều rất lớn cho trẻ.

Thứ nhất, khiến trẻ không có cảm giác an toàn.
Câu "ba mẹ cháu không cần cháu nữa" thật sự sẽ khiến con trẻ ám ảnh cả đời.
Đối với trẻ con, thứ mà chúng cần nhất, chính là cái cảm giác an toàn cho dù xảy ra bất kỳ chuyện gì, cha mẹ sẽ luôn yêu chúng vô điều kiện, đây là điểm tựa nâng đỡ cả thế giới của chúng.
Khi trẻ còn rất nhỏ, nếu cứ nghe mãi những lời vứt bỏ như thế, biết được ba mẹ không cần chúng nữa rồi, chúng sẽ cảm thấy mình không còn ai để dựa dẫm. Suy nghĩ thiếu cảm giác an toàn này rất đáng sợ, dẫn đến việc trẻ không hiểu yêu và được yêu.
Thứ hai, khiến trẻ không tin tưởng lời nói của người lớn.
Năm tôi 4 tuổi, sang chơi nhà họ hàng, nhà bác ấy có cái bàn ủi, tôi hỏi bác, bàn ủi có làm cháu bị bỏng không ạ?
Bác ấy cười nói, không đâu.
Tôi tin bác ấy, thế là đưa tay sờ, kết quả là bị bỏng, rộp hết cả lên.
Bác ấy thấy trò đùa của mình thành công, ngoác mồm cười ha hả. Trong khoảnh khắc ấy, tôi cảm thấy người lớn sao mà xấu quá chừng.
Nếu như người lớn chỉ biết vui thú riêng mình mà đi lừa gạt trẻ con, thì trẻ con sẽ cảm thấy chẳng thể tin vào lời nói của người lớn xíu nào cả, dần dà, sẽ không tin tưởng người lớn nữa.
Đồng thời, chúng sẽ học được nói dối.
Thứ ba, trẻ sẽ quen thói lấy lòng người lớn.
Có vài trẻ, không hùa theo trò đùa của người lớn, sẽ bị phê bình rằng: "Không biết đùa gì cả."
Có vài trẻ, học được cách nhìn sắc mặt người lớn, hùa theo mọi kiểu trêu đùa, thế là được khen: "Bé này hiểu chuyện quá."
Thứ tư, nghiêm trọng hơn cả, sẽ hình thành tính cách vặn vẹo nơi trẻ.
Tất cả những trò đùa cợt của người lớn cũng chỉ vì kích thích trẻ nhỏ sinh ra các loại cảm xúc khác nhau, chẳng hạn như: đau lòng, lo lắng, sợ hãi, tức giận, v.v... Đùa kiểu này nhiều sẽ khiến trẻ hình thành tâm lý phản kháng, chống đối kịch liệt, sẽ khiến trẻ bài xích việc giao lưu giữa người với người.
Nói thật thì ở nước ta, rất nhiều người lớn mới là kẻ không biết chừng mực, còn không hiểu chuyện bằng trẻ con.


Dưới đây là những cách trêu trẻ con sai lầm.

1. Không nên hỏi trẻ, thích ba hơn hay thích mẹ hơn.
Bạn là người lớn, bạn cũng không thích trả lời câu "Nếu mẹ với vợ cùng rơi xuống nước thì sẽ cứu ai?" đấy thôi. Trẻ con cũng vậy.
Vả lại, cho dù chúng trả lời thế nào đi nữa thì đều sai cả.
Nói thích mẹ, ba sẽ thất vọng. Nói thích ba, mẹ sẽ cảm thấy đứa trẻ này chẳng có lương tâm gì hết. Nói thích cả hai, sẽ bị đánh giá rằng khôn ranh, giả dối...
Cũng đừng hỏi trẻ mấy câu như, thích bà nội hay bà ngoại hơn, thích cô hay thích dì hơn. Mấy người rỗi hơi thế cơ à?

2. Đừng lấy bao lì xì để đùa trẻ.
Phát bao lì xì cho chúng còn bắt này bắt nọ: hát một bài rồi cô cho cháu, gọi bác là ba đi rồi bác cho,...
Tại sao phải làm vậy?
Con người ta không phải hát rong, cũng chẳng có thói nhận bố hờ.

3. Đừng dọa trẻ rằng sẽ bị chú công an bắt.
Người lớn vì tránh rách việc, lúc nào cũng dùng lời đe doạ để thay cho giáo dục, mấy câu kiểu như chú ông an bắt con đi bây giờ...
Khiến trẻ vô cùng sợ hãi công an.
Trên thực tế, nên nói với trẻ rằng, gặp việc gì thì phải tìm chú công an, chú công an là người bảo vệ chúng ta...

4. Đừng nói dối để qua loa lấy lệ trẻ.
Vụ này rất phổ biến.
Cháu gái tôi không nỡ rời khỏi thủ đô, mọi người trong nhà mới dỗ nó rằng để mấy ngày nữa lại đến thủ đô chơi.
Vì khiến trẻ yên lòng, họ thuận miệng hứa hẹn những chuyện không bao giờ xảy ra.
"Đừng khóc nữa, ngày mai mẹ dắt con đi khu vui chơi." "Giờ con đi ngủ đi rồi mai bà mua đồ chơi cho."
Chẳng có câu nói nào được thực hiện cả. À không, mấy người căn bản là chưa từng muốn thực hiện nó mới đúng. Nếu con trẻ nói dối thì mấy người lại tức giận, có tư cách để tức giận sao? Mấy người mới là những kẻ luôn miệng nói dối.

5. Không nên cho trẻ ăn một cách tuỳ tiện.
Lừa trẻ rằng rượu ngọt lắm, uống đi. Lừa trẻ rằng ớt ngon lắm, ăn đi. Rồi nhìn trẻ sặc sụa, cay chảy nước mắt thì cực kỳ vui vẻ, loại người lớn như vậy thực sự là có bệnh về thần kinh. Dạo trước có vị người lớn nọ cho trẻ uống rượu đế, khiến trẻ đột tử, chẳng lẽ những tin tức như vậy chưa đủ để ta sợ hãi sao? Bạn tôi còn kể, lúc Tết ăn cơm Tất niên với cả họ, mấy người họ hàng cứ cầm đồ ăn để trêu con của cô ấy, bé nó vươn tay lấy thì họ lại giật lại không cho, cười tít lên khi thấy bé thèm... Phóng đại mà nói, thì việc trêu trẻ kiểu Trung Quốc này chính là một loại văn hoá ỷ mạnh hiếp yếu.
Rất nhiều người Việt Nam  lúc nào cũng sùng bái quyền quý, kẻ mạnh, bắt nạt người nhỏ, người yếu hơn mình. Có giỏi thì bắt nạt sếp của bạn, ông chủ của bạn đi. Có gan thì lúc nộp báo cáo nói với sếp của bạn rằng, hát một bài đi rồi cho ông báo cáo, gọi tôi là bố đi rồi tôi cho. Bạn không nói thế với sếp, bạn chỉ nói thế với trẻ con thôi, ừ thì cũng bởi: Có ai nhỏ yếu, dễ bắt nạt hơn trẻ con đâu?
Bao giờ chúng ta học được đối xử công bằng với trẻ, tôn trọng suy nghĩ của trẻ, thì chúng ta mới thật sự văn minh, tiến bộ.
Cuối cùng, tôi muốn nói với tất cả các bậc làm cha, làm mẹ rằng: Nếu như có kẻ trêu đùa con bạn như thế, xin bạn hãy đứng về phía con trẻ, hãy tỏ thái độ với mấy kẻ kia ngay lập tức. Chẳng có ai quan trọng hơn con của bạn cả.

Sưu tầm


Thứ Ba, 10 tháng 3, 2020

Tinh dầu Bạc Hà và đau đầu

Bạn!
Tinh dầu Bạc Hà có thể giúp bạn đối phó với những cơn đau đầu bằng cách giảm đau và thư giãn đó. 
Dưới đây là cơ chế: 
  1. Tinh dầu Bạc Hà có chứa lượng menthol là hóa chất giúp giảm cơn đau đầu đột ngột
  2. Đau đầu thường do lưu thông máu kém. Xoa bóp bằng loại dầu thơm này ở trước trán giúp các mạch máu lưu thông và  giúp thông mũi để oxy vào máu nhiều hơn.
  3. Tinh dầu Bạc Hà có hương thơm giúp giãn cơ làm giảm bớt lo âu và căng thẳng.


Cách sử dụng: 
- Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu bạc hà lên tay và chà nhẹ vào thái dương và trên khu vực xoang. Nhưng hết sức tránh bôi dầu ở gần mắt.
- Có thể kết hợp 2 giọt tinh dầu hoa oải hương với 2 giọt tinh dầu bạc hà và thoa nhẹ nó trên bề mặt da gần tai, sau cổ và thái dương.
    
- Lấy 3 giọt tinh dầu bạc hà trộn với 1 thìa dầu nền như dầu dừa trong 1 cái cốc. Sau đó lây bông hoặc vải thấm và bôi lên thái dương để mát -xa

  Giờ mời bạn xem một video về cây bạc hà nhé : 



Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2020

Buồn và Y Vân

Kim Anh và “Buồn”
Ca sĩ Kim Anh đã kể về bước đầu đến với âm nhạc: “Tôi đến với ca hát khá ngẫu nhiên và xuất phát điểm ca hát của tôi cũng là ở trời Tây chứ không phải ở Việt Nam. Tôi gốc người Hoa, sinh ra và lớn lên ở cù lao Ông Chưởng (An Giang). Hồi nhỏ, tôi nổi tiếng thông minh và quậy phá. Năm 1969, tôi được một học bổng qua Mỹ học về kế toán. Đầu tháng 5-1975, tôi gặp một người Mỹ gốc Hoa, là chủ nhà hàng lớn Empress ở Wasington DC, nhờ tôi làm thông dịch tiếng Việt cho một số anh chị em nghệ sĩ, cũng là một ban nhạc vừa di tản từ Việt Nam sang sau khi Sài Gòn thay đổi.

Hàng ngày, tiếp xúc với ban nhạc, thấy tôi cũng nghêu ngao thì họ bảo, cứ hát chơi một bài. Tôi hát, ban nhạc họ rất thích. Từ đó tôi trở thành ca sĩ nữ duy nhất của ban nhạc hát hàng đêm tại nhà hàng. Năm 1977, có một người bạn là ca sĩ ở New York rủ tôi lên New York sống và hát với tư cách là một ca sĩ độc lập. Những năm này tôi hát chủ yếu cho một nhà hàng người Hoa ở New York, hát nhạc Tây lẫn nhạc Hoa nhưng hầu hết là nhạc Hoa. Những bài như “Mùa thu lá bay” hay “Máu nhuộm bến Thượng Hải” tôi đã hát tiếng Hoa trong thời gian này.
Năm 1982, nhà ở Việt Nam nhắn tôi rằng ba tôi sắp mất và trước khi qua đời ông muốn được nghe giọng nói của tôi. Tôi đi thu một băng cassette với 11 bài hát cả lời Việt lẫn lời Hoa gửi về để như an ủi ba được nghe giọng của đứa con từ phương xa, cũng như để nói với ba tôi vẫn giữ gốc gác của mình. Cái khó là thời gian này chủ yếu tôi hát tiếng Anh và tiếng Hoa, với nhạc Việt tôi hoàn toàn lạ lẫm nên thu một cuốn băng cũng chỉ là để ba nghe giọng mình, chứ cũng chẳng nghĩ sẽ đi dài và xa hơn như sau này. Lúc cuốn băng về đến nơi ba đã mất được 3 ngày… Những ngày ba mất, tôi buồn nghe đi nghe lại cuốn băng, chợt chạnh lòng thương phận mình xa xứ, tử biệt sinh ly có thể là những điều gắn chặt. Tôi gửi cho bạn bè một số cuốn băng để tặng, như một sự chia sẻ. Nào ngờ, người nọ chuyền tai người kia, họ gọi cho tôi và mua băng. Tiền gửi về lúc đó cũng rất nhiều. Còn 70 cuốn, lúc đó tôi cũng chẳng biết làm gì. Tôi lái xe qua Trung tâm băng nhạc Thanh Lan, giới thiệu tôi là ca sĩ mới tên là Kim Anh và mong họ mua băng với giá 4 đô la/ cuốn (tiền công thu là 4,25 đô la). Bà chủ còn hỏi: “Kim Anh Ba Con Mèo phải không?”, tôi nói không phải. Tôi đưa 10 cuốn cho bà nghe thử, nếu được thì bà lấy, không thì thôi. Khi tôi đi được 10 cây số, bà lái xe theo và nói có bao nhiêu bán hết cho bà, bà sẽ trả 4,5 đô la/ cuốn. Tôi nổi tiếng với “Mùa thu lá bay” từ đó…”
 Ca khúc “Mùa thu lá bay” đã giúp cho Kim Anh thành danh: https://youtu.be/LBLBMa7Ctcc
Cô đã thành danh từ ca khúc “Mùa thu là bay” nên có biệt danh “Kim Anh, Mùa thu lá bay”, đi trình diễn cùng với các nghệ sĩ Việt Nam ở nhiều nước châu Âu, ở Úc và nhiều tiểu bang của Mỹ, nhưng tai ương đã đến với cô vào năm 1978 như lời kể của cô: “Ngày 8.1.1978, New York có bão tuyết, tất cả xe cộ ngoài đường hầu như không lưu thông được nữa. Đúng lúc đó tôi gặp người hàng xóm đang đỗ xe trong garage và cho tôi đi nhờ về nhà. Khi qua cầu, đúng lúc gặp bão xoáy, xe bị quay rồi va vào thành cầu. Gần 3 năm trời tôi sống trong nhà thương, không một người quen thân bên cạnh, sống chủ yếu nhờ lòng tốt của thiên hạ. Toàn cơ thể tôi lúc đó chi chít vết thương. Chân tay liệt. Đầu vẹo. Mặt chi chít vết khâu, 285 mũi. Lưng cong. Nói chung, nghĩ về cái chết khi đó, tôi còn thấy nhẹ hơn việc nghĩ mình sốnThời gian trong bệnh viện các bác sĩ đã cho tôi dùng thuốc lá và ma túy để quên đi cơn đau. Tôi nghiện là tại tôi, cũng chẳng trách các bác sĩ được. Mình lạm dụng vô ý thức, trở thành một con nghiện. 4 năm trời vật vã với ma túy, bao nhiêu tiền làm ra, vừa hỗ trợ gia đình khi ba tôi mất, còn bao nhiêu tôi nướng hết vào ma túy. Rồi các fan, họ cũng thể hiện lòng hâm mộ bằng việc tặng tôi…ma túy.
Năm 1984, sau một cơn sốc, tôi tỉnh dậy và tự nhủ, không thể thế này mãi được. Một là chết, hai là sống. Bĩ cực đau đớn mình đã chiến đấu để giành quyền được sống, nay sống như thế này thì thà chết còn hơn. Tôi quyết đi Pháp cai. Tôi ôm bọc ma túy đi lang thang và tìm đến một nghĩa trang quân đội ở miền Đông nước Pháp, quyết sống tách biệt để thử sức chịu đựng. Tôi được gia đình người quản trang cho ở lại, họ không hề biết tôi nghiện mà chỉ biết tôi đến xin một việc để làm. Tôi vào toilet, đổ bọc ma túy xuống bồn cầu và giật nước. Rồi tôi ôm lấy bồn cầu ngồi khóc, như thể lần này mình không thể sống nữa. Sau 8 tháng, tôi từ bỏ ma túy mà không cần một viên thuốc…”

Sau khi thoát ra khỏi tình trạng nghiện ngập, có đã hồi sinh trong hoạt động nghệ thuật như lời cô: “Không hát, cuộc sống rơi vào cơ cực, nên năm 2005, tôi xin đi hát trở lại. Tôi gọi cho Trúc Hồ nói tôi đã thực sự mệt mỏi, muốn lấy một só hình ảnh trong cuốn băng cũ làm băng, rồi lên sân khấu trở lại. Nhạc sĩ Anh Bằng nói, ai chứ Kim Anh thì nên giúp nó. Khán giả lúc này không ít người nghĩ tôi bê tha nghiện ngập nên cũng không muốn gần. Tôi lấy mọi can đảm để hát. Bộ trang phục cũ, nhưng hợp với bài hát, và giọng hát vẫn còn đủ độ say nên khán giả lại thương tôi trở lại như năm nào. Và bây giờ, trong nghệ thuật, tôi đang hồi sinh…”
Cuộc đời có nhiều thăng trầm và nhiều khổ đau như vậy nên Kim Anh đã thể hiện với nhiều cảm xúc ca khúc “Buồn” của nhạc sĩ Y Vân. Năm 1980, những câu thơ của Tạ Ký trong bài thơ “Buồn như” (trong tập thơ “Sầu ở lại” ) đã khơi dậy cảm xúc để nhạc sĩ Y Vân viết ra một ca khúc đượm buồn về một tình yêu không trọn vẹn làm cho “đời luôn cao ngất thương đau”, khiến cho hai kẻ yêu nhau chỉ còn thấy “buồn mỗi ngày buồn hơn”.
Nỗi buồn tràn ngập tâm hồn như những buổi chiều trống vắng ngồi uống rượu một mình, ly rượu vẫn còn đầy nhưng không còn người bạn tri âm nào để chia nhau một chút men say:
“Buồn như ly rượu đầy
Không có ai cùng cạn…”
Buổi chiều thật quạnh hiu như những khi ly rượu đã cạn, không còn men say để lãng quên nỗi buồn chất ngất trong tâm hồn:
”Buồn như ly rượu cạn
Không còn rượu để say…”
Nỗi buồn rã rượi chiều nay không khác gì nỗi sầu thảm của hai kẻ yêu nhau nhưng không thể gặp mặt nhau, hay nỗi bẽ bàng khi hai kẻ yêu nhau được ở bên nhau nhưng chẳng còn tìm thấy niềm vui:
“Buồn như trong một ngày
Hai đứa không gặp mặt
Buồn như khi gặp mặt
Không còn chuyện để vui…”
Tình yêu không trọn vẹn đã đưa hai kẻ yêu nhau lên đỉnh sầu giữa cuộc đời đầy đau thương và hoàn cảnh đầy ngang trái chỉ đem lại bao nỗi đắng cay giết chết lần mòn tình yêu thắm thiết của buổi ban đầu:
“Đôi ta như bước lên đỉnh sầu
Vì đời luôn cao ngất thương đau
Bao lâu ân ái chưa được nhiều
Toàn là cay đắng giết thương yêu…”
Cuối cùng, tình yêu đã đến như lứa hoa nở muộn, nhưng đó lại là tình yêu không trọn vẹn, không thể đem lại cho hai kẻ yêu nhau niềm hạnh phúc tột cùng như những đôi tình nhân khác trên cõi đời này nên nỗi buồn còn mãi qua từng ngày:
“Tình đôi ta thật buồn
Như lứa hoa nở muộn
Tình yêu không trọn vẹn
Buồn mỗi ngày buồn hơn”.
Sưu tầm
Thân mời bạn thưởng thức bản " Buồn" nhé ! 


Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

Hà Nội & cây Ngọc Lan Tây


Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với rất nhiều loài hoa và Hoàng Lan là một trong những loài hoa nổi tiếng đó.  Được người Pháp đưa vào trồng tại Hà Nội từ lâu, Hoàng Lan trước đây được trồng nhiều trong các biệt thư ở phố Điện Biên Phủ và sau đó rải rác trên khắp các phố ở Hà Nội. 
Khác với các giống lan khác, Hoàng Lan là loại cây cổ thụ, tán rộng, xanh um tỏa bóng mát khi hè về.



Cây Hoàng Lan cho hoa nhiều tháng trong năm. Hoa có mùi thơm rất nồng, mọc từ nách lá, thành từng cụm trên những cành ngắn không lá. Hoa có hình dáng rất đặc biệt, hoa lớn, nhưng cuống lại nhỏ nên luôn luôn rủ xuống phía mặt đất, với sáu cánh dài hình dải thuôn, lượn sóng. Khi hoa mới nở có màu xanh lục, sau chuyển qua màu vàng ánh xanh, đầu hoa xoè rộng và xoắn lại.
Mùi Hoàng Lan cũng khác, không như hương hoa sữa, hương hoàng lan có gì đó rất tinh tế, thanh tao, nồng ấm và chỉ có thể cảm nhận kỹ mới thấy được hết hương thơm của nó. Cái mùi hương vừa thoang thoảng gợi sự xa xăm, mà vẫn như gần gũi thân thương vô cùng.
Tuy được trồng ở khắp nơi trên cả nước, nhưng có lẽ, hương Hoàng Lan ở Hà Nội có một nét rất riêng lạ. 
Có người nhớ về mùi Hoàng Lan như nhớ về tuổi hoa niên, thời đi học, những tháng năm mơ mộng yêu đương của mình. Có người lại cho rằng, mùi hương Hoàng Lan thuộc về miền ký ức, nó gắn liền với một hình bóng nào đó đã khắc sâu trong ký ức mà ta không thể cầm giữ được.
Và cứ thế, mỗi khi đi trên những con phố của Hà Nội, vào những buổi trưa nắng nóng, hay lúc đêm muộn, trong không gian tĩnh lặng, người ta có thể cảm nhận được mùi hoàng lan thoảng bay trong gió. Điều đơn giản ấy luôn khiến người ta bồi hồi, xao xuyến khi dội nhớ về một miền ký ức nào đó...
Sưu tầm.
Ghi chú: tinh dầu Ngọc Lan Thanh Nhàn kinh doanh được chiết xuất từ hoa Hoàng Lan này.
Giờ mời bạn coi hai  bài hát:  trong đó có câu ca 
"Em ơi Hà Nội phố, ta còn em mùi Hoàng Lan..." - lời bài hát "Em ơi Hà Nội phố" qua giọng ca Bằng Kiều 

Và " ...có lẽ nào anh lại quên e..." - Lời bài hát " Hoa sữa" qua giọng ca Lệ Quyên.
    Thân mến! 

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2020

Tinh dầu Đơn Chất , Hợp Chất và Tinh Dầu Tổng Hợp

Bạn !

Như trong bài viết " Tinh dầu là gì " đã nêu, tinh dầu chứa các Hợp Chất Thơm nên con người có thể pha trộn nhiều loại Tinh Dầu Đơn Chất với nhau, hoặc pha Tinh Dầu Đơn Chất với các hợp chất  có mùi thơm khác để có mùi hương như ý muốn.



Vì vậy, khi tìm hiểu về tinh dầu, có thể bạn sẽ gặp loại Tinh Dầu Hợp Chất. Chúng có thể có các sản phẩm cùng loại với tên gọi khác khá kêu : như Tinh Dầu Nhiệt Đới, Tinh Dầu Thư Giãn, hay Tinh Dầu Hô Hấp....


  • Là kết quả của sự pha trộn, nên Tinh Dầu Hợp Chất có giá thành cao hơn, sản phẩm đa dạng với các tên gọi rất sáng tạo so với  Tinh Dầu Đơn Chất.



  • Một loại sản phẩm khác bạn có thể gặp khi tìm hiểu về tinh dầu  là Tinh Dầu Tổng Hợp, sản phẩm này còn có tên " Trung Thực" hơn là Hương Tổng Hợp. 
  1. Trước hết, đây sản phẩm của quá trình Tổng Hợp.
  2.  Kế tiếp, đây không phải là tinh dầu nhưng có mùi rất giống Tinh Dầu Đơn Chất ( tinh dầu Thiên Nhiên) nên trong tên của nó người ta cho luôn hai từ TINH DẦU vô đó. 

   Tới đây, chắc bạn đã hiểu vì sao Thanh Nhàn viết ở trên: có trên " Trung Thực" hơn !! 

                              Vậy, tinh dầu Thanh Nhàn đang kinh doanh là loại nào? 

     Thưa bạn, tinh dầu Thanh Nhàn đang kinh doanh là TINH DẦU ĐƠN CHẤT bạn nhé !


   Kết bài, mời bạn coi một video về " tinh dầu nước hoa Dubai" . Video có từ 2016 của " Ốc Thanh Vân" .

   
    



Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

Chú chó tình cảm.


Một vụ nổ xảy ra tại Donetsk, Ukraine, ngày 20/10/2014
Căn nhà bốc cháy, người chủ trước lúc chạy thoát thân đã nhớ và tháo bỏ dây xích của chú chó trong nhà, hy vọng nó cũng mau theo chủ bỏ chạy ra ngoài. Nhưng không .... con chó này đã không làm như thế mà quay đầu xông vào căn nhđ đang cháy.

Đây là điều người chủ không ngờ tới, nhưng lửa mỗi lúc một lớn, họ không tài nào quay trở lại để cứu con chó của mình. Khi người chủ còn đang lo âu nôn nóng, thì con chó từ trong biển lửa xông ra, miệng đang ngậm một chú mèo con.
Con mèo này cũng là thú nuôi của gia đình, cả hai vẫn đùa giỡn với nhau, vậy nên khi ngọn lửa bùng cháy, phản ứng đầu tiên của chú chó chính là đi cứu bạn.
Hành động dũng cảm của chú chó này đã khiến người chung quanh cảm động. Con mèo con thân thể gầy yếu, bị mắc kẹt trong biển lửa, không biết lối nao mà chạy; nếu chú chó không quay lại cứu, mèo con chắc hẳn sẽ chết trong biển lửa.
Trong lúc nguy cấp đó, chú chó không một chút do dự, lao vào biển lửa để cứu người bạn thân. Tình bạn có hậu của nó rất đáng cho chúng ta thán phục.
Chính chúng ta đây, ngay tại thời khắc giữa sự sống và sự chết, sẽ có người chỉ lo cho mạng sống của riêng mình, nhưng chú chó này hoàn toàn ngược lại. Chú không ngại tình huống sống hay chết.
Câu chuyện cho chúng ta thấy rằng hãy trân quý cuộc sống, ngay cả của những con vật, và tất cả mọi thứ xung quanh bạn, bởi chúng đều có linh tính và tình cảm.
Xin chuyển cho mọi người để càng nhiều người hơn nữa biết được câu chuyện cảm động này.
Nguồn : Sưu tầm

Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Đánh vợ là biểu hiện yếu kém bất lực

Khi nói đến bạo lực gia đình là nói đến sự thể hiện sức mạnh một chiềuKẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu, thường là chồng ăn hiếp vợ. Nguyên nhân sâu xa là do chúng ta chịu ảnh hưởng của triết lý Nho giáo, lấy việc học làm đầu và lấy sĩ phu hay người đàn ông làm trọng: “Nhất nam viết hữu – thập nữ viết vô”. Người xưa quan niệm chỉ có con trai mới có thể nối dõi tông đường, làm rạng danh dòng họ. Quan niệm xa xưa đó đã trao cho người đàn ông quyền làm chủ gia đình, là gia trưởng.



Điều này đã được lập trình từ khi đứa trẻ còn nhỏ. Ngay từ bé, đứa trẻ trai đã có nhiều đặc quyền, đặc lợi hơn trẻ gái và chính môi trường xã hội chung quanh cũng công nhận điều đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích thể hiện nắm đấm với người “bạn cùng giường” của mình bởi qua nhiều thế hệ, họ đã chắt lọc được cách sống tự tin, biết tôn trọng bản thân và người khác.
Phụ nữ hãy kiên quyết, đừng cam chịu
Khi người đàn ông đưa ra nắm đấm chính là lúc họ bộc lộ một tâm thế bất an, thiếu tự tin vào bản thân. Họ chỉ dám ra nắm đấm với những kẻ yếu hơn mình.
Trong bất cứ cuộc tranh cãi nào thì mâu thuẫn luôn đến từ hai phía. Mâu thuẫn vợ chồng có một phần nguyên nhân từ phía người vợ tạo ra những cơ hội cho ông chồng bạo lực của mình thể hiện. Nói vậy không phải là khuyên người phụ nữ một điều nhịn, chín điều lành mà là phải có cách ứng xử phù hợp. Sức mạnh của người đàn ông sẽ bị vô hiệu hóa bởi sự dịu dàng của người phụ nữ nhưng đó phải là một sự dịu dàng kiên quyết, chứ không phải là một sự dịu dàng nhu nhược hay cam chịu.
Điều này không dễ thực hiện với số đông phụ nữ. Nếu ngay từ nhỏ, bé gái không được giáo dục khả năng tự chủ thì khi lớn lên, việc lệ thuộc người chồng là điều khó tránh khỏi. Chính vì thế, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái là vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần truyền trao cho con trai mình sự coi trọng phái nữ, cho con gái sự tự tin vào năng lực bản thân.
Chúng ta không nên tập cho con tinh thần phụ thuộc vào cha mẹ bằng sự chiều chuộng và áp đặt. Bởi điều đó không những tốt cho con ở hiện tại mà còn giúp con không rơi vào tình trạng gia trưởng hay nhu nhược trong cuộc sống gia đình sau này.
Chính sự lắng nghe và biết tôn trọng giá trị, tính cách của từng thành viên trong gia đình là yếu tố tốt nhất để tránh khỏi tình trạng bạo hành. Đồng thời, cũng chính sự quan tâm nhưng kiên quyết trong cách ứng xử có khả năng dập tắt mọi ý định bạo hành ngay từ lúc manh nha của đối tác.
Nạn nhân của chính mình
Một người phải sống trong bầu không khí bạo lực thì chắc chắn sẽ xuất hiện một thái độ tự bảo vệ mình bằng sự ích kỷ và vô tâm. Đứa trẻ phải chứng kiến những hành động bạo lực từ cha mẹ thường dần dần trở nên vô cảm trước nỗi đau của người khác, chỉ biết sống cho quyền lợi của bản thân. Chúng cũng sẽ trở nên những con người hoặc nhu nhược hoặc thích thú với việc sử dụng bạo lực để giải quyết các vấn đề sau này khi lớn lên.
Vì thế, những bậc cha mẹ sử dụng bạo lực với nhau và với con cái rất có khả năng khi về già sẽ lại trở thành nạn nhân của sự bạo lực ngay trong gia đình mình. Người gây ra bạo lực chính là những đứa con mà mình đã “tập huấn” cho chúng khi còn bé đã biết thế nào là sức mạnh của nắm đấm.
Để tránh điều này, các bậc cha mẹ phải biết tự giáo dục bản thân và giáo dục con cái trong một bầu không khí gia đình đích thực mà ở đó con cái và cha mẹ tin nhau với lòng tôn trọng.
Bạo lực gia đình cũng phản ánh một phần hiện thực xã hội. Nếu mỗi người trong chúng ta quá chú tâm vào các hoạt động kiếm tiền, kiếm danh cũng như tìm mọi cách hủy diệt những người có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của mình thì bạo lực sẽ là điều không bao giờ chấm dứt. Bạo lực ở đây không chỉ là nắm đấm mà còn là sự phỉ báng, hãm hại lẫn nhau trong sự vô tâm, dửng dưng trước nỗi đau của kẻ khác.
Đó còn là sự hủy hoại xã hội lớn hơn cả những nỗi đau do bạo lực nắm đấm đem lại đối với mỗi người.
Cách thoát khỏi vòng tròn bạo lực
Thống kê của Vụ Gia đình (Bộ VH-TT&DL) cho thấy trong năm năm trở lại đây, số vụ bạo lực gia đình được ghi nhận khoảng 20.000 vụ/năm.
Một khi đứa trẻ đã phải sinh ra và lớn lên trong bạo lực thì chúng dễ hình thành trong vô thức thái độ coi thường giá trị bản thân, sẵn sàng sống chung với bạo lực.
Giải pháp quan trọng cho những người này là xây dựng cho mình một năng lực về bất cứ lĩnh vực nào mà mình có hứng thú, từ việc học thêm một ngoại ngữ, học thêm một vài môn nghệ thuật (vẽ, nhạc, múa…) hay các bộ môn khéo tay (cắm hoa, làm bếp…), tham gia một vài hoạt động xã hội từ thiện…
Tất cả điều đó không chỉ đem lại cho chúng ta lòng tự tin mà còn gia tăng được sức mạnh nội tâm và củng cố một giá trị lớn nhất: Trở nên hữu ích cho chính mình và cho người khác.
Chính điều đó sẽ giúp chúng ta thoát khỏi sự ám ảnh của bạo lực để có thể trở thành thủ phạm hoặc nạn nhân.
Lê Khanh

 

Subscribe to our Newsletter

'#'